Trong lĩnh vực kinh doanh, việc sở hữu một thương hiệu độc quyền là một lợi thế rất lớn giữa các doanh nghiệp. Khi một thương hiệu trở nên phổ biến, phát triển thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng gia tăng do độ uy tín của sản phẩm nâng cao. Trong bài viết này, Taslaw xin chia sẻ đến Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến chi phí thương hiệu độc quyền theo quy định pháp luật hiện nay.
1. Các khoản chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền cần phải nộp
Các chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền hay phí đăng ký nhãn hiệu không cố định mà phụ thuộc vào số lượng dịch vụ, sản phẩm đăng ký. Theo đó, số lượng của dịch vụ, sản phẩm tỉ lệ thuận với giá chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu. Ngoài ra, chi phí đăng ký thương hiệu cũng phụ thuộc vào nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký và việc đăng ký thủ tục nhanh hay bình thường. Do đó, không có một con số cụ thể cho chi phí đăng ký thương hiệu. Một cách tổng quan nhất, Taslaw xin giới thiệu đến quý khách một số loại chi phí phải nộp.
1.1. Chi phí đăng ký thương hiệu cần phải nộp
-
Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu
-
Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về nhãn hiệu
-
Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu
-
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ
-
Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu
-
Phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
1.2. Chi phí đăng ký thương hiệu không bắt buộc
2. Phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ vào biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là phí gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau:
-
Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn) là 10% lệ phí duy trì/gia hạn;
-
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn là 160.000 đồng/ 01 văn bằng bảo hộ;
-
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ là 700.000 đồng/ 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ;
-
Phí công bố quyết định ghi nhận gia hạn nhãn hiệu là 120.000 đồng/ 01 đơn gia hạn;
-
Phí đăng bạ gia hạn nhãn hiệu là 120.000 đồng/ 01 văn bằng bảo hộ.
3. Các hình thức nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay có 02 hình thức nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu:
-
Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
-
Nộp thông qua dịch vụ bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
4. Có nên chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu giá rẻ không?
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền hay còn gọi là dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ… là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ 2022. Tuy nhiên, trên thực tế một số tổ chức vẫn thực hiện kinh doanh ngành nghề này mặc dù chưa có sự cấp phép của Nhà nước. Việc này dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí là lừa đảo. vì vậy, việc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu tại các công ty uy tín như Công ty Luật TNHH T.A.S sẽ là các ưu tiên hàng đầu của Quý khách hàng. Không nên lựa chọn các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu giá rẻ.
5. Tư vấn đăng ký thương hiệu độc quyền tại Taslaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn