Bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn khi mà chúng ta đang thiết lập một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu để chủ thể có quyền và các chủ thể khác cùng “có lợi” đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng là một thực tế chúng ta có thể thấy rõ. Vậy quy trình thực hiện như thế nào? TasLaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Quy Trình Chuyển Giao Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Theo Quy Định.
1. Chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ là gì?
Tài sản trí tuệ được xác định gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 4.1 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).
Như vậy, chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ là việc chủ thể mang quyền sử dụng loại tài sản trí tuệ của mình (bên giao quyền) cho phép chủ thể khác (bên nhận quyền) khai thác, sử dụng một hoặc một số quyền đối với tài sản trí tuệ thông qua hợp đồng chuyển nhượng.
Việc chuyển giao quyền sử dụng không áp dụng đối với giống cây trồng. Chuyển giao quyền tác giả hoặc quyền sở hữu công nghiệp có thể áp dụng một trong hai hình thức sau:
- Chuyển quyền sử dụng theo thỏa thuận giữa bên giao quyền và bên nhận quyền;
- Chuyển quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước: chỉ áp dụng đối với sáng chế.
2. 03 Bước để chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ tại Việt Nam
Bước 1: Đảm bảo rằng bên giao quyền là chủ thể có quyền sử dụng.
Đây là điều kiện tiên quyết trong quá trình chuyển giao, bởi chỉ khi họ có quyền thì họ mới có khả năng chuyển giao đúng pháp luật. Trong ba nhóm quyền, chỉ có quyền tác giả phát sinh quyền của chủ sở hữu một cách tự động, hai nhóm quyền còn lại cần sự đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển giao chỉ xảy ra khi bên giao quyền được pháp luật xác định là chủ sở hữu với đối tượng được chuyển giao. Trong trường hợp bên giao quyền cũng là bên nhận quyền từ chủ sở hữu, thì phải đảm bảo họ được chủ sở hữu cho phép giao lại quyền sử dụng thứ cấp cho bên thứ ba.
Bước 2: Xác định phạm vi chuyển quyền sử dụng và lập hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng.
Về phạm vi, phụ thuộc tiêu chí đánh giá và mục đích mà phạm vi có thể phân thành: độc quyền – không độc quyền; hoặc sơ cấp (từ chủ sở hữu chuyển trực tiếp cho bên nhận quyền) – thứ cấp (bên nhận quyền chuyển quyền cho bên nhận quyền khác).
Về hình thức, việc chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ của cả 3 nhóm quyền sở hữu trí tuệ đều bắt buộc phải lập thành văn bản. Các bên có thể ký với nhau hợp đồng chuyển nhượng độc lập hoặc là một phần/phụ lục của một hợp đồng khác, nhưng nhất định phải dưới dạng văn bản, những hình thức thỏa thuận khác (thỏa thuận miệng, email…) đều không có giá trị pháp lý.
Bước 3: Đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (chỉ áp dụng đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp).
Việc đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ (đối với quyền sở hữu công nghiệp) không phải là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực nhưng đây là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực với bên thứ ba.
3. Tư vấn dịch vụ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của chủ thể khi nộp đơn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
-
Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn