Ngày 20 tháng 10 năm 2017, Bộ Văn hoá Thể thao và du lịch đã ban hành Quyết định 3954/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả. Công Ty TasLaw - Tư Vấn Luật Về Doanh Nghiệp Và Đầu Tư xin gửi tới quý khách hàng bài viết phân tích về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cục bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
1. Cục Bản quyền tác giả là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 3954/QĐ-BVHTTDL ngày 20 tháng 10 năm 2017, “Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.” Như vậy, có thể hiểu Cục Bản quyền tác giả được coi là cơ quan nhà nước độc lập, “có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.” Cục Bản quyền tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý.
2. Địa chỉ cục bản quyền tác giả ở đâu?
Địa chỉ và thông tin liên hệ của cục bản quyền tác giả:

3. Chức năng của cục bản quyền tác giả
Cục bản quyền tác giả thực hiện các chức năng sau đây:
-
Giải quyết các thủ tục liên quan đến bản quyền tác giả như: Cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho các cá nhân hoặc tổ chức, bảo hộ quyền tác giả.
-
Xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền tác giả.
-
Tham mưu các vấn đề có liên quan đến quyền tác giả hoặc quyền sở hữu trí tuệ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
-
Tổ chức các diễn đàn, hội nghị về bản quyền tác giả, giao lưu phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước.
-
Xử lý các vấn đề khác liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cục bản quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 3954/QĐ-BVHTTDL Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; dự thảo phương án đàm phán các Điều ước quốc tế, cam kết quốc tế, chương trình hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình Bộ trưởng quy định về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan, về công nghiệp văn hóa; tổ chức bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
6. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các
ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
7. Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
9. Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
10. Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
11. Tổ chức các hoạt động thông tin, thống kê, xuất bản Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan và về công nghiệp văn hóa.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
13. Đề xuất khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác Quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa theo quyết định của Bộ trưởng.
15. Giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án hợp tác quốc
tế chung về sở hữu trí tuệ và các công việc chung khác có liên quan.
16. Giúp Bộ trưởng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật chung về phát hiện các ngành công nghiệp văn hóa, tổng hợp thông tin chung về công nghiệp văn hóa, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
17. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao
5. Cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 3954/QĐ-BVHTTDL, cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả bao gồm:
1. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng Cục.
b) Phòng Quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.
c) Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
d) Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.
đ) Phòng Quản lý công nghiệp văn hóa.
e) Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP Hồ Chí Minh.
g) Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP Đà Nẵng.
3. Tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục; có trách nhiệm quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng, tổ chức trực thuộc; sắp xếp, bố trí công chức theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục.

6. Cách thức nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả
6.1. Nộp trực tiếp đơn đăng ký tại cơ quan đăng ký
Để nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả, tổ chức cá nhân có thể nộp trực tiếp tại trụ sở Cục bản quyền tác giả tại địa chỉ Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội. Hoặc nộp tại các văn phòng đại diện tại Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh.
6.2. Nộp hồ sơ bằng cách gửi hồ sơ qua bưu điện
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân muốn nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả nhưng không sinh sống tại các tỉnh thành có trụ sở, văn phòng đại diện của cục bản quyền tác giả hoặc không đủ điều kiện đi lại, người nộp đơn có thể gửi hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại nơi cá nhân tổ chức cư trú hoặc sinh sống có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn để chuyển về Cục bản quyền tác giả.
7. Đăng ký bản quyền tác giả thông qua tổ chức đại diện TasLaw
Tại TasLaw, với đội ngũ chuyên viên uy tín và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp các dịch vụ về quyền tác giả như:
-
Tư vấn các thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
-
Đăng ký bản quyền tác giả thông qua tổ tổ chức đại diện TasLaw
-
Tư vấn bảo hộ quyền tác giả.
-
Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến Cục bản quyền tác giả.
Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn thực hiện các thủ tục về quyền tác giả hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tiết kiệm thời gian, chi phí và thực hiện các thủ tục một các hiệu quả nhất.
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn