“Logo bản quyền” đối với mỗi doanh nghiệp giờ đây không chỉ đơn giản là biểu tượng mà nó còn mang giá trị thương mại quan trọng trước khách hàng, đối tác và chính đối thủ. Tuy nhiên hiện nay, logo rất dễ bị đạo nhái, xâm phạm, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ logo của chính mình. Qua bài viết này, Taslaw sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin quan trọng, mới nhất về thủ tục đăng ký bản quyền logo.
1. Logo là gì?
Ở quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể logo là gì. Tuy nhiên hiểu một cách đơn giản logo là hình ảnh bao gồm: ký hiệu, chữ viết, hình khối,màu sắc được thiết kế độc đáo, đặc trưng làm biểu tượng, đặc trưng cho một công ty, tổ chức sử dụng làm dấu hiệu đặc biệt.
Logo bản quyền có tính sáng tạo, phân biệt và biểu tượng cao. Logo đặt trên sản phẩm giúp khách hàng dễ nhìn thấy, nhận biết, phân biệt sản phẩm đến từ công ty này với công ty kia. Mỗi logo để có hàm ý mang ý nghĩa biểu tượng cho doanh và tổ chức. Sự đặc biệt trong ý nghĩa logo cũng rất thu hút các khách hàng trên thị trường. Ví dụ: logo của các hãng siêu xe, trên thiết bị điện tử…
2. Các hình thức đăng ký logo thương hiệu
Bản quyền logo được bảo hộ theo ba cơ chế: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bài viết, Taslaw đem tới cho Quý khách hàng 02 hình thức đăng ký bản quyền thương hiệu logo như sau:
2.1. Đăng ký bảo hộ logo tại Cục Sở hữu trí tuệ
Căn cứ tại khoản 4, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghệ, thiết kế bố trí mạch tĩnh hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh.”. Logo chính là một phần dấu hiệu nhận biết và phân biệt các doanh nghiệp với nhau thế nên ở quyền sở hữu công nghiệp thì logo phù hợp là đối tượng bảo hộ trên phương diện là nhãn hiệu.
Chính vì vậy, hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền logo tại Cục Sở hữu trí tuệ.
2.2. Đăng ký logo độc quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
Căn cứ vào Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019) quy định thì logo bản quyền có thể được bảo hộ dưới dạng dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc tác phẩm tạo hình. Bản quyền logo được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả thì bạn tiến hành đăng ký logo bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
Về bản chất, khi đăng ký quyền tác giả cho logo bản quyền chỉ đơn thuần là về mặt hình ảnh nên cơ chế sơ sài nên khi chứng mình sẽ gặp nhiều khó khăn.
3. Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả logo?
- Đối với tác giả, bảo vệ thành quả sáng tạo, cống hiến lao động. Tạo ra hành lang pháp lý khi có hành vi xâm phạm quyền của họ.
- Đối với doanh nghiệp và tổ chức đăng ký logo sẽ tránh những rủi ro khi có đạo nhái thương hiệu, làm giảm uy tín chất lượng của doanh nghiệp, tổ chức; góp phần làm hiệu quả hơn chiến lược marketing sản phẩm.
4. Khi nào bạn trở thành chủ sở hữu của logo đã đăng ký
Căn cứ khoản 1, Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ: “Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.”
Như vậy, từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho logo đăng ký độc quyền thì bạn sẽ là chủ sở hữu.
5. Hướng dẫn các bước đăng ký logo thương hiệu độc quyền
5.1. Điều kiện để logo được bảo hộ
Không phải tất cả các loại logo chỉ cần đăng ký là sẽ được bảo hộ. Pháp luật Việt Nam quy định những điều kiện rất cụ thể về logo bản quyền như sau:
- Nếu logo được bảo hộ là nhãn hiệu thì phải đáp ứng hai điều kiện: (1) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; (2) có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
- Nếu logo được bảo hộ dưới cơ chế quyền tác giả thì đáp ứng những điều kiện sau: (1) Mang tính thẩm mỹ cụ thể là được tạo thành tổng thể những đường nét, màu sắc hình khối. (2) mang tính ứng dụng khi có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích nhằm phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội (3) có thể được sản xuất ngành thủ công, thủ công nghiệp.
5.2. Đăng ký logo độc quyền cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Logo bản quyền được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ khác nhau.
Các giấy tờ được liệt kê theo bảng sau:
Bản quyền logo bảo hộ theo quyền tác giả (Căn cứ theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ)
|
Bản quyền logo bảo hộ theo quyền sở hữu công nghiệp
|
Tờ khai đăng ký bản quyền logo.
|
01 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
|
Hợp đồng thuê thiết kế logo hoặc tuyên bố tác giả.
|
05 Mẫu nhãn hiệu
|
Giấy cam kết của tác giả sáng tạo ra logo.
|
Giấy ủy quyền (trong trường hợp nộp thông qua đại diện)
|
Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm.
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả/ đồng sở hữu (nếu có)
|
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
|
Bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân với tác giả; Bản sao đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập của chủ sở hữu logo
|
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
|
Hai bản in màu logo có chữ ký của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả.
|
Chứng từ nộp phí, lệ phí ((theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN).
|
5.3. Thủ tục, quy trình đăng ký bản quyền logo theo quy định
Bước 1: Chuẩn bị logo đang có dự định đăng ký bản quyền
Như đã phân tích, logo mang tính biểu tượng, đặc trưng cao cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức chính vì vậy khâu lên ý tưởng, phác thảo và hoàn thiện logo bản quyền cần sự chỉn chu và đầu tư nghiêm túc.
Bước 2: Tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký logo
Đây là thủ tục không bắt buộc tuy nhiên để tránh mất thời gian bạn nên tra cứu logo để xem logo bản quyền có dấu hiệu trùng lặp, tương tự gây nhầm lẫn với những logo đã được bảo hộ hay không?
Bước 3: Nộp đơn đăng ký logo độc quyền tại
Hồ sơ đăng ký logo thương hiệu độc quyền nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến những địa chỉ sau:
- Đăng ký logo bản quyền theo cơ chế quyền tác giả:
-
Cục bản quyền tác giả/ Địa chỉ tại: Số 33, 294 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
-
Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng/Địa chỉ tại: Số 58 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
-
Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giải tại thành phố Hồ Chí Minh/ Địa chỉ tại: 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đăng ký bản quyền logo theo cơ chế quyền sở hữu công nghiệp:
-
Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội. Địa chỉ tại: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
-
Văn phòng đại diện Đà Nẵng. Địa chỉ tại: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
-
Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh. Địa chỉ tại: tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký logo
- Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định việc tuân thủ hình thức đối với đơn đăng ký logo độc quyền.
- Thời gian thẩm tra: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 5: Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp
Đơn đăng ký bản quyền logo sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng sau khi có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của logo trong đơn theo các điều kiện quy định, qua đó làm căn cứ để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký logo thương hiệu không quá 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được đăng công bố.
Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ đơn đăng ký logo độc quyền
Logo đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và nộp các khoản chi phí đăng ký logo độc quyền đầy đủ, đúng hạn Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. Đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
5.4. Thời gian đăng ký Logo mất bao lâu?
Thời gian đăng ký bản quyền tác giả logo tại Cục bản quyền tác giả:
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ là 15 ngày tính từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Thời gian đăng ký logo dưới hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký: 1-2 tháng.
5.5. Tổng chi phí, lệ phí đăng ký bản quyền logo
- Chi phí đăng ký bản quyền logo theo cơ chế quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Điều 4, Thông tư 211/2016/TT-BTC).
- Chi phí đăng ký bản quyền logo bao gồm nhiều khoản như sau: (Theo Theo Thông tư 263/2016 TT-BTC)
-
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
-
Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
-
Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
-
Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
-
Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
-
Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả logo
6.1. Xét về quyền tác giả với bản quyền logo
- Quyền tài sản và quyền công bố đối với logo bản quyền bảo hộ dưới hình thức là mỹ thuật ứng dụng: “Thời gian bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, nếu chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình” (căn cứ khoản 8, điều 1 Luật SHTT Việt Nam)
- Quyền nhân thân với logo bản quyền sẽ là vô thời hạn
6.2. Xét về quyền sở hữu công nghiệp với bản quyền logo
Logo đăng ký dưới dạng là nhãn hiệu thì thời hạn bảo hộ logo là 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần 10 năm
7. Đăng ký Logo tại Việt Nam có được bảo hộ tại nước ngoài hay không?
Đăng ký logo tại Việt nam sẽ không được bảo hộ tại nước ngoài. Bởi vì về nguyên tắc quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo lãnh thổ, một tài sản thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại không gian nào thì nó chỉ được bảo vệ và thực thi tại quốc gia đó.
Ngoài ra, logo bản quyền có thể được bảo hộ ở các nước thành viên Công ước quốc tế, Hiệp ước quốc tế mà Việt nam tham gia làm thành viên. Nếu muốn bảo hộ ở nước ngoài thì phải xin cấp văn bằng bảo hộ ở từng nước đó hoặc thông qua văn phòng đơn đăng ký quốc tế của SHTT Thế giới (WIPO).
8. Đăng ký bản quyền logo thông qua dịch vụ của TasLaw
Có thể khẳng định, thủ tục đăng ký bản quyền logo đang là một trong những thủ tục đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là thủ tục cần người đăng ký nắm rõ thủ tục và quy trình. Taslaw là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng đăng ký bản quyền logo.Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, chắc chắn Công ty sẽ tư vấn tận tình, chu đáo cho Quý khách khi có nhu cầu đăng ký đăng ký bản quyền thương hiệu logo. Những dịch vụ uy tín hàng đầu mà Taslaw đem tới cho khách hàng bao gồm:
- Tư vấn mọi vấn đề pháp lý, thủ tục liên quan tới đăng ký bản quyền logo, đặt biệt là việc lựa chọn cơ chế bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp.
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoặc nhận ủy quyền đại diện khách hàng để hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký bản quyền logo
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm và chuyển tới tận tay các khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng hoặc soạn thảo các đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (nếu có).
Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền logo độc quyền mới nhất, xin vui lòng liên hệ với Taslaw để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể:
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn