Sản phẩm phần mềm là một loại tài sản vô hình với hàm lượng chất xám rất cao, tuổi thọ ngắn và rất dễ bị xâm phạm bản quyền. Do đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm cực kỳ quan trọng với ngành công nghiệp phần mềm nói chung và mỗi tác giả, chủ sở hữu nói riêng. Ở bài viết này, Taslaw xin cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích, chính xác, đúng quy định pháp luật về quy trình đăng ký bản quyền tác giả phần mềm.
1. Phần mềm máy tính là gì?
Trước khi tìm hiểu về thủ tục đăng ký quyền tác giả phần mềm, bạn phải biết phần mềm máy tính là gì? Dựa trên định nghĩa khoa học công nghệ, phần mềm máy tính là tập hợp bao gồm: các lệnh (CTMT) khi thực hiện thì đưa ra hoạt động và kết quả mong muốn; các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin thích hợp; các tài liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình. (Theo giáo trình Nhập môn công nghệ phần mềm - Đại học Hàng Hải).
Theo quy định pháp luật Việt Nam, phần mềm máy tính được định nghĩa tại khoản 1, Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) không sử dụng thuật ngữ “phần mềm” là dùng “chương trình”, cụ thể: “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
Phần mềm máy tính hiểu một cách gần gũi với đời sống đó là các ứng dụng chạy bên trong máy tính, chúng ta không thể trực tiếp cầm, nắm, mỗi phần mềm máy tính lại đảm nhiệm những chức năng riêng để máy tính có thể hoạt động được.
2. Thế nào là bản quyền tác giả phần mềm?
2.1. Bản quyền phần mềm là gì?
Ở Việt Nam, phần mềm máy tính được bảo hộ bằng hai cơ chế đó là bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ bằng cơ chế bảo hộ thông tin bảo mật. Ở bài viết này Taslaw lựa chọn và tập trung phân tích thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả - cơ chế phổ biến hiện nay.
Bản quyền phần mềm là quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với sản phẩm máy tính. Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019), phần mềm máy tính là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng đã làm rõ thêm bằng quy định “chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”.
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
3. Tác phẩm báo chí;
4. Tác phẩm âm nhạc;
5. Tác phẩm sân khấu;
7. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
8. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
9. Tác phẩm nhiếp ảnh;
10. Tác phẩm kiến trúc;
11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
13. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2.2. Các loại bản quyền phần mềm
Bản quyền phần mềm được chia thành hai loại:
- Sản phẩm đại trà
- Sản phẩm theo đơn đặt hàng
3. Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Đăng ký quyền tác giả phần mềm máy tính có ý nghĩa vai trò rất quan trọng với tác giả, doanh nghiệp vả cả quốc gia, cụ thể:
- Đối với chủ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với phần mềm máy tính: việc đăng ký bản quyền tác giả phần mềm sẽ khuyến khích sự sáng tạo, động lực giúp họ hình thành sáng tạo những sản phẩm phần mềm có ứng dụng cao, thiết thực
- Đăng ký quyền tác giả phần mềm máy tính giúp ngăn chặn người khác có ý định sử dụng, khai thác trái phép nhằm thu lợi. Thông qua cơ chế này, chủ sở hữu quyền tác giả có thể phát hiện ra hành vi vi phạm, tiến hành khởi kiện bồi thường thiệt hại.
- Các doanh nghiệp có vai trò lớn trong lên ý tưởng và đưa sản phẩm tới khách hàng. Chính vì vậy đăng ký bản quyền tác giả phần mềm sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm sáng tạo, đầu tư.
- Ngành công nghiệp phần mềm hiện nay đang đóng góp giá trị kinh tế rất lớn cho ngân sách nhà nước. Nếu quốc gia bảo hộ tốt với phần mềm máy tính sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, thực hiện đúng các cam kết quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam với thế giới.
4. Quyền sở hữu trí tuệ phần mềm gồm những gì?
Quyền sở hữu trí tuệ phần mềm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản với phần mềm.
4.1. Quyền nhân thân
- Quyền đặt tên cho phần mềm máy tính.
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên phần mềm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi phần mềm được công bố, sử dụng.
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn phần mềm máy tính, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc nội dung phần mềm máy tính.
- Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến phần mềm thuộc quyền sở hữu của mình (trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu phần mềm máy tính có thỏa thuận khác).
- Cho hoặc không cho người khác sử dụng phần mềm thuộc quyền sở hữu của mình.
4.2. Quyền tài sản
- Quyền được hưởng nhuận bút
- Quyền được hưởng thù lao khi phần mềm máy tính được sử dụng
- Quyền nhận giải thưởng đối với phần mềm máy tính mà mình là tác giả
- Sao chép phần mềm
- Quyền cho phép tạo phần mềm phái sinh.
- Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng phần mềm dưới hình thức xuất bản, triển lãm, biểu diễn.
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao phần mềm.
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao phần mềm.
5. Quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
5.1. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Căn cứ theo Điều 50, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019) quy định về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thì hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm máy tính tương đối phức tạp và cần nhiều tài liệu đính kèm. Chính vì vậy, Quý khách hàng cần chú ý chuẩn bị để tránh những sai sót không đáng có:
- Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm
- 2 bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai, chữ ký của chủ sở hữu đăng ký
- 2 bản in đĩa CD chứa nội dung phần mềm
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền đăng ký)
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ hợp pháp
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng sở hữu (trong trường hợp đồng tác giả, đồng sở hữu)
Ngoài ra bộ hồ sơ cần có, giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của tác giả/ các tác giả; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chủ sở hữu là pháp nhân).
5.2 Đăng ký bản quyền tác giả phần mềm ở đâu?
Cục Bản quyền tác giả là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, có trách nhiệm quản lý về quyền tác giả đối với phần mềm.
Vì vậy, bạn có thể đăng ký quyền tác giả phần mềm tại:
- Cục bản quyền tác giả/ Địa chỉ tại: Số 33, ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng/Địa chỉ tại: Số 58 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giải tại thành phố Hồ Chí Minh/ Địa chỉ tại: 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 4, Thông tư 211/2016/TT-BTC chi phí đăng ký bản quyền tác giả phần mềm có mức giá hợp lý là 600.000 đồng/ Giấy chứng nhận.
5.4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm
Cũng giống như bao đối tượng được bảo hộ khác của quyền tác giả. Phần mềm được bảo vệ trong thời gian là suốt đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, còn các trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. (Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
6. Có thể nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm online không?
Hiện nay để tiết kiệm chi phí và tinh giảm thủ tục hành chính, việc đăng ký bản quyền phần mềm đã có thể tiến hành trực tuyến.
7. Dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả phần mềm tại TasLaw
Taslaw là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng đăng ký bản quyền tác giả phần mềm. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, chắc chắn Công ty sẽ tư vấn tận tình, chu đáo cho Quý khách khi có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả phần mềm. Những dịch vụ uy tín hàng đầu mà Taslaw đem tới cho khách hàng bao gồm:
- Tư vấn mọi vấn đề pháp lý, thủ tục liên quan tới đăng ký bản quyền sản phẩm phần mềm.
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoặc nhận ủy quyền đại diện khách hàng để hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký bản quyền phần mềm.
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm và chuyển tới tận tay các khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng hoặc soạn thảo các đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (nếu có).
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình đăng ký bản quyền tác giả phần mềm, xin vui lòng liên hệ với Taslaw để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn