Mã vạch sản phẩm là một cách mã hóa sản phẩm, góp phần quản lý hàng hóa. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (như thay đổi các thông số về trọng lượng, cách đóng gói…) đều cần được cấp mã mặt hàng mới. Việc đăng ký mã vạch sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. TasLaw xin gửi quý bạn bài viết: Hướng Dẫn Đăng Ký Mã Vạch Cho Doanh Nghiệp Theo Quy Định.
1. Lợi ích của việc đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp
Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Đăng ký mã vạch cho sản phẩm không phải yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không. Nếu doanh nghiệp quyết định lựa chọn sử dụng mã vạch cho sản phẩm thì doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tại Việt Nam, mã vạch của hàng hóa nội địa có mã số 3 chữ số đầu là 893.
Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm, hàng hóa của mình vào thị trường nội địa hay nước ngoài thì đều cần có mã vạch của sản phẩm. Mã vạch còn là sự thuận tiện trong việc quản lý kho hàng. Bên quản lý có thể căn cứ mã vạch mà phân loại hàng hóa trong kho, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tối ưu hóa sự quản lý. Mã vạch cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý được các ngành hàng, đánh giá được khả năng, xu hướng tiêu dùng để có thể đưa ra các chiến lược quản lý thị trường. Người tiêu dùng cũng có thể xác định đây là hàng giả hay hàng thật, mã hàng hóa là của quốc gia nào…
Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch khi doanh nghiệp đưa hàng hóa ra thị trường đó chính là:
-
Tăng năng suất: Nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
-
Tiết kiệm: Sử dụng ít nhân lực, tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
-
Chính xác: Nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loại hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn. Người dùng thông qua mã vạch có thể biết về nguồn gốc sản phẩm.
2. Hướng dẫn đăng ký mã vạch doanh nghiệp
2.1. Hồ sơ đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp
-
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp;
-
Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu quy định);
-
Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu quy định);
-
Bản đăng ký sử dụng mã số - mã vạch (MSMV) (theo mẫu quy định).
2.2. Kê khai hồ sơ đăng ký mã vạch doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan như bên trên về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).
-
Hồ sơ được tiếp nhận và kết quả giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sẽ được trả về sau 20 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ).
-
Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.
-
Nếu doanh nghiệp không cập nhật thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.
2.3. Chi phí đăng ký mã vạch công ty, doanh nghiệp
Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể tại Điều 4 như sau:
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, mức thu phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 Thông tư 45/2020/TT-BTC. Mức thu này được áp dụng kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC được áp dụng theo quy định tại Điều 1 Thông tư 112/2020/TT-BTC kể từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021.
Nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC được áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 47/2021/TT-BTC kể từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
STT
|
Phân loại phí
|
Mức thu
(đồng/mã)
|
1
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)
|
1.000.000
|
2
|
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
|
300.000
|
3
|
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
|
300.000
|
2. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT
|
Phân loại
|
Mức thu
|
1
|
Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm
|
500.000 đồng/hồ sơ
|
2
|
Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm
|
10.000 đồng/mã
|
3. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT
|
Phân loại phí
|
Mức thu
(đồng/năm)
|
1
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
|
|
1.1
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm)
|
500.000
|
1.2
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)
|
800.000
|
1.3
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)
|
1.500.000
|
1.4
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)
|
2.000.000
|
2
|
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
|
200.000
|
3
|
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
|
200.000
|
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
4. Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Để có mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp, tổ chức phải tiến hành đăng ký mã vạch sản phẩm với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được giải quyết. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sẽ tiến hành cấp mã số cho doanh nghiệp, tổ chức để in lên sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn.
4. Tư vấn đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi đăng ký mã vạch cho doanh nghiệp
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn