Mã vạch GS1 là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kẽ nhau được sắp xếp theo các quy tắc mã hóa nhất định để các thiết bị kỹ thuật số có thể đọc được. Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng để người đọc nhận diện thông tin. Vậy thủ tục đăng ký mã vạch như thế nào? Bài viết dưới đây, TASLAW xin giới thiệu tới các bạn về Thủ Tục Đăng Ký Mã Vạch GS1 Theo Quy Định Pháp Luật.
1. Mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: Đặt chuỗi số hoặc chữ và số cho đối tượng quản lý, sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét đọc được.
Mã vạch GS1 được đăng ký là một dãy số nguyên, bao gồm các nhóm chữ số dùng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, ví dụ: Hàng hóa/ sản phẩm là gì? Bởi công ty hay tổ chức nào? Công ty thuộc nước nào? Nhờ đánh số như vậy, mỗi mặt hàng sẽ có một số sê-ri duy nhất, có thể nhận dạng duy nhất trên toàn thế giới. Đây là cấu trúc mã tiêu chuẩn được sử dụng để xác định sản phẩm và hàng hóa ở các quốc gia và khu vực khác nhau, tương tự như cấu trúc mã điện thoại cho liên lạc quốc tế.
Mã số, Mã vạch chia thành 4 phần: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã hàng và mã kiểm tra. Trong đó mã quốc gia cấp cho Việt Nam là 893, mã doanh nghiệp do GS1 cấp khi làm thủ tục đăng ký Mã số, Mã vạch, mã sản phẩm do doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn của GS1, mã kiểm tra là dựa trên thuật toán toán học xác định GS1.
Đăng ký mã vạch GS1 (BarCode) là một loạt các vạch đôi xen kẽ và khoảng trắng được thiết kế theo các nguyên tắc mã hóa nhất định và thể hiện mã số hoặc chữ số dưới dạng đầu đọc gắn trên đầu. Nhận và đọc laser (Máy quét) còn được gọi là thiết bị quét quang học. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính, tự động giải mã mã vạch thành một dãy số và gọi ra dữ liệu liên quan đến sản phẩm được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa.
2. Vì sao cần phải đăng ký mã vạch GS1?
-
Mã số mã vạch là một trong những ký hiệu để quản lý và nhận diện hàng hóa. Các nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ cần phải đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa của mình. Việc này nhằm tạo thuận lợi cho việc xác minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Đặc biệt đối với những sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, bán trong siêu thị hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì bắt buộc phải có mã vạch.
-
Mã vạch giống như một thẻ ID cho một sản phẩm. Thông qua mã vạch, chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy thuộc vào quốc gia và khu vực, các quy định về mã vạch cũng sẽ khác nhau. Mã vạch của sản phẩm sẽ bao gồm 2 phần gồm: phần mã sản phẩm để con người nhận biết và phần mã vạch để máy quét đọc và nhận diện. Vì vậy, mỗi hàng hóa khi đưa ra thị trường cần được gắn một mã số mã vạch riêng để quản lý hàng hóa
-
Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký một lần và có thể sử dụng cho 100, 1000, 10000 sản phẩm khác nhau tùy theo loại mã số GS1 dùng để đăng ký.
3. Thủ tục đăng ký mã vạch GS1 theo quy định
3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký mã vạch GS1 gồm:
-
Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (02 bản);
-
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận hộ kinh doanh gia đình hoặc bảo sao công chứng Giấy chứng nhận hợp tác xã (01 bản);
-
Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (02 bản).
Số lượng: 01 bộ.
3.2. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:
-
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.
-
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ theo quy định, trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân về mã số thông qua địa chỉ Gmail đăng ký ban đầu.
3.3. Bước 3: Đóng các khoản phí cho khi đăng ký mã số, mã vạch
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Các khoản phí phải nộp cho Nhà nước khi đăng ký mã số, mã vạch:
STT
|
Loại mã
|
Phí cấp và hướng dẫn sử dụng (đ)
|
Phí duy trì hàng năm (đ)
|
|
Mã doanh nghiệp GS1
|
|
|
1
|
7 chữ số (phân bổ được cho trên 10.000 dưới 100.000 loại sản phẩm)
|
1.000.000
|
2.000.000
|
2
|
8 chữ số (phân bổ được cho trên 1.000 dưới 10.000 loại sản phẩm)
|
1.000.000
|
1.500.000
|
3
|
9 chữ số (phân bổ được cho trên 100 dưới 1.000 loại sản phẩm)
|
1.000.000
|
800.000
|
4
|
10 chữ số (phân bổ cho dưới 100 loại sản phẩm)
|
1.000.000
|
500.000
|
3.4. Bước 4: Nhận kết quả khi làm dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
Tổ chức, cá nhân được ủy quyền, xác thực sử dụng mã số sau ngày 30/6 mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký là 50% mức phí duy trì tương ứng với các loại mã vạch nêu trên.
-
Sau 07 ngày kể từ ngày nhận đơn sẽ có mã sử dụng.
-
Sau 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ sở thường trực chịu trách nhiệm về mã số mã vạch sẽ cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
-
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Một số lưu ý liên quan đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
- Doanh nghiệp chỉ có chức năng thương mại: Cần bổ sung 01 biên bản thỏa thuận với nhà sản xuất theo chức năng trong giấy phép kinh doanh.
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh nhưng không có chức năng sản xuất, ủy thác cho đơn vị khác gia công, đóng gói: cần có hợp đồng gia công bổ sung (văn bản công chứng) và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đặc biệt (quyền sở hữu trí tuệ do Bộ Công Thương cấp) khi nhãn hiệu trên sản phẩm mang thương hiệu riêng của công ty.
4. Tư vấn và hướng dẫn đăng ký mã vạch GS1 tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng Tư vấn Thủ Tục Đăng Ký Mã Vạch GS1 theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn