Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài có thể coi là điều kiện cần để doanh nghiệp Việt Nam gia nhập cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Bài viết dưới đây, TASLAW xin giới thiệu tới các bạn về vấn đề Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế theo quy định hiện hành.
1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một quốc gia khác không phải là Việt Nam để mở rộng phạm vi kinh doanh, tránh trường hợp bên thứ ba xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu tại trong nước.
2. Vì sao nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế?
Việc chính phủ Việt Nam liên tục ký kết các hiệp định song phương và đa phương, đặc biệt là kế hoạch thúc đẩy lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với các thương nhân nước ngoài, nhưng đồng thời cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn.
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có những lợi ích có thể kể đến như:
-
Doanh nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình tại quốc gia mình đăng ký, giảm thiểu tối đa các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký bởi bất kỳ tổ chức/cá nhân nào tại quốc gia đăng ký
-
Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại quốc gia đã đăng ký bảo hộ, giảm thiểu các chi phí rủi ro cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc sở hữu nhãn hiệu
-
Dựa vào việc nhãn hiệu được công nhận là chính chủ để chuyển nhượng nhãn hiệu hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở có thu phí sử dụng
-
Khi đảm bảo hoàn toàn về mặt pháp lý sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp/ tổ chức khác cùng lĩnh vực
3. Hình thức của đăng ký nhãn hiệu quốc tế hiện nay
Việc đăng ký một nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài là tương đối phức tạp. Do đó, dựa vào đặc điểm của doanh nghiệp mình mà chủ sở hữu nên xem xét lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp trong các hình thức sau đây:
-
Thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ của nước ngoài để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại các nước đó.
-
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid
-
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thoả ước Madrid
4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế bao như thế nào?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ phụ thuộc vào việc chủ sở hữu nhãn hiệu lựa chọn hình thức đăng ký nào trong 3 hình thức kể trên. Tuy nhiên, về cơ bản hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị như sau:
-
Giấy uỷ quyền theo mẫu của từng quốc gia đăng ký
-
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
-
Tên các nước cần bảo hộ nhãn hiệu
-
Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (nếu đơn nộp theo Thỏa ước Madrid)
-
Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cơ quan nhận đơn (nếu đơn nộp theo Nghị định thư Madrid)
-
Danh mục hàng hóa/dịch vụ xin đăng ký.
5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định
Việc đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều quốc gia để đăng ký, tùy thuộc vào các quốc gia mà bạn hướng đến để phát triển dòng sản phẩm/dịch vụ mang tên nhãn hiệu của mình.
Với từng hình thức đăng ký mà việc nộp đơn sẽ có những điểm khác nhau, cụ thể:
5.1. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia
Về cơ bản khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế chủ đơn cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
-
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký
-
Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
-
Thông tin người nộp đơn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
-
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
-
Giấy ủy quyền.
Cân nhắc ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu: Một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, nằm trong số các quốc gia đã ban hành luật sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc sử dụng đầu tiên trong bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia này được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu chứ không phải là người đầu tiên nộp đơn đăng ký trước như tại Việt Nam. Do đó, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác nhau trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước, người nộp đơn cũng cần chuẩn bị các tài liệu bổ sung sau:
-
Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce).
-
Có dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use).
-
Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration).
-
Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).
5.2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid ngày càng được lựa chọn bởi thủ tục đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp đơn…
Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống Madrid tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu đồng thời ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai công cụ pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
Các giấy tờ cần chuẩn bị nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid:
-
Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
-
Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp – Bản sao công chứng (nếu là tổ chức).
-
Hộ chiếu – Bản sao công chứng (nếu là cá nhân).
-
Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
-
Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
-
Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
-
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
-
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
-
Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế dựa trên đơn cơ sở ở Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thủ tục không bắt buộc) Để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 5: Nhận kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
5.3. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ
Ở những vùng, lãnh thổ nhất định có mối liên hệ với nhau về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, v.v. Với việc hình thành một liên minh thống nhất, có cùng quy trình xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn ở các quốc gia khác có thể đăng ký nhãn hiệu ở các khu vực này để bảo vệ nhãn hiệu của họ ở các quốc gia thành viên của tổ chức.
6. Những điều cần lưu ý về thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế
-
Để được đăng ký theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi nộp đơn đăng ký theo Thỏa ước Madrid.
-
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần nêu rõ người nộp đơn mong muốn nhãn hiệu được bảo hộ tại quốc gia thành viên Thỏa ước Madrid nào.
-
Thủ tục xét đơn theo Thỏa ước Madrid diễn ra độc lập tại mỗi quốc gia thành viên. Việc một quốc gia thành viên từ chối bảo hộ không ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ của các quốc gia khác. Các nhãn hiệu được đăng ký quốc tế được hưởng sự bảo vệ giống như các nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại mỗi quốc gia thành viên.
-
Thông thường, trong vòng 12 tháng kể từ ngày chính thức nộp đơn (theo thỏa thuận), nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được bảo hộ tại nước có tên trong đơn (nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ). trong khoảng thời gian quy định ở trên).
-
Thời hạn bảo hộ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
-
Doanh nghiệp hàng nộp phí theo quy định khi nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
7. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn các thủ tục, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn