Quyền Sở hữu công nghiệp là một trong những quyền quan trọng của tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế. Vậy việc đăng ký Quyền Sở Hữu Công Nghiệp như thế nào và Thời hạn bảo hộ là bao lâu? Bài viết dưới đây, TASLAW sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề này.
1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:
-
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật, đăng ký quốc tế được công nhận theo quyết định của cơ quan nhà nước cấp quyền bảo hộ theo quy định của Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết.
-
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
-
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập bằng quyết định cấp quyền bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia theo thủ tục đăng ký do Luật này quy định hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia thành viên;
-
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
-
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh dựa trên các bí mật kinh doanh có được một cách hợp pháp và giữ bí mật đó;
-
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp
Căn cứ theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cụ thể:
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
-
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
-
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
-
Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
-
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
-
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
-
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
-
Giấy uỷ quyền;
-
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
-
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
-
Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ các trường hợp sau:
Mỗi đơn có thể yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm các sáng chế có liên quan chặt chẽ về mặt kỹ thuật nhằm đạt được một ý định sáng tạo chung duy nhất.
Có thể yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp cho mỗi đơn trong các trường hợp sau:
-
Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
-
Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cụ thể:
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
-
Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
-
Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
-
Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
-
Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục uỷ quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
4.1. Về thủ tục uỷ quyền
Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
- Giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nếu có con dấu đã đăng ký hợp pháp thì phải có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của bên ủy quyền và đóng dấu xác nhận của bên ủy quyền.
- Giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được cơ quan công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán chứng nhận hoặc có được dưới các hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật nơi ủy quyền.
- Giấy ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản chính. Văn bản ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy cam kết và xác nhận là đại diện sở hữu công nghiệp của bên được ủy quyền.
- Nếu giấy ủy quyền là bản sao của giấy ủy quyền gốc đã nộp cho cùng cơ quan vi phạm lần trước thì cũng được coi là hợp lệ nhưng người nộp đơn phải ghi rõ số đơn. Giấy ủy quyền ghi trong hồ sơ và bản chính đã nộp vẫn còn hiệu lực và phù hợp với giấy ủy quyền.
- Văn bản ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
4.2. Về thời hạn uỷ quyền
Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ.
5. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
Tại Điều 226 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-
Có tổ chức;
-
Phạm tội 02 lần trở lên;
-
Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
-
Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
-
Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
-
Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
-
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
-
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
6. Tư vấn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhanh cống tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện hợp đồng và tư vấn các loại thủ tục theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn