Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề luôn được các doanh nghiệp, cá nhân quan tâm bởi đối tượng quyền rất dễ bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ mặc dù đã được quy định rõ ràng theo quy định nhưng vẫn rất phức tạp, khó khăn. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH T.A.S xin giới thiệu đến Quý khách hàng một số thông tin về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mới nhất theo quy định hiện nay.
1. Vì sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là một loại quyền tài sản. Loại quyền này hình thành khi một chủ thể đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức, trí thông minh, sáng tạo để tạo lập nên một sản phẩm, dịch vụ mới, được pháp luật công nhận. Quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là một quyền tài sản mà còn là quyền nhân thân, chính vì thế trị giá quyền này rất khó để đo lường giá trị. Để có thể bảo vệ quyền lợi tài sản trí tuệ của mình, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết, đây là bằng chứng để công nhận quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, làm bằng chứng pháp lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và 2022, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tương ứng với khái niệm này, các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay cũng được pháp luật phân loại thành 03 nhóm chính:
-
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp: Đăng ký nhãn hiệu; sáng chế và giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
-
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan: Đăng ký quyền tác giả; quyền liên quan cuộc biểu diễn; quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình; quyền liên quan chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
-
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng: Giống cây trồng được bảo hộ được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, khác biệt, đồng nhất, ổn định và có tên gọi phù hợp.
3. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay
3.1. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
Các đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ của sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí bo mạch tích hợp bán dẫn. Đối với mỗi đối tượng, thủ tục đăng ký đã được quy định chi tiết tại website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong bài viết này, Taslaw sẽ giới thiệu các bước đăng ký chung nhất cho các đối tượng thuộc loại đăng ký này:
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu đăng ký. Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và các tài liệu mẫu, tài liệu chứng minh khác. Các tài liệu này được quy định khác nhau và cụ thể đối với từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp.
-
Bước 2: Nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ. Theo khoản 3 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, đơn đăng ký thể hiện ở dạng văn bản và nộp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
-
Bước 3: Thẩm định đơn và công bố. Đây là các thủ tục của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành đánh giá và xác thực đơn đăng ký, đối tượng đăng ký. Sau khi thẩm định xong và trong thời hạn luật định, Cục Sở hữu trí tuệ phải thông báo cho chủ thể đăng ký rằng việc đăng ký thành công hay cần bổ sung, làm lại.
3.2. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan tác giả
-
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả. Tác giả trước hết cần xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn.
-
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc đăng ký quyền. Sau khi hoàn thành bước thứ nhất, tác giả tiến hành chuẩn bị các thông tin cần thiết cho việc soạn thảo hồ sơ đăng ký.
-
Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền tác giả. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả cần ghi rõ người nộp tờ khai là chủ thể nào của quyền tác giả. Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau: Ghi rõ chủ thể nào là đối tượng đăng ký tác phẩm (tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả, v.v). Ghi rõ thể loại tác phẩm đăng ký. Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ thời điểm công bố; nếu tác phẩm chưa công bố thì ghi “chưa công bố”. Ghi rõ hình thức của tác phẩm đăng ký. Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm. Khai đầy đủ các thông tin về người đăng ký tác phẩm. Khai đầy đủ thông tin về người đăng ký tác phẩm (Tên khai sinh, số điện thoại, email v.v…). Ghi rõ họ, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu. Taslaw cung cấp dịch vụ Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền tác giả tới Quý khách hàng.
-
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả. Tác giả có thể tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác nộp một hồ sơ tới Cục Bản quyền tác giả để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả. Tác giả có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục hoặc gửi cho Cục qua bưu điện. Tác giả, chủ sở hữu nước ngoài muốn đăng ký bảo hộ tác phẩm tại Việt Nam có thể đăng ký trực tiếp hoặc thông qua tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
-
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký quyền sau khi nộp Cơ quan nhận hồ sơ sẽ chỉ tiến hành thẩm định hồ sơ sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Người đăng ký lưu ý bổ sung kịp thời các thông tin hoặc sửa đổi cho hồ sơ hợp lệ để có thể được thẩm định.
-
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm đăng ký Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu từ chối, Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
3.3. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
- Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ tài liệu. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
- Bước 2: Nộp đơn đăng ký tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bước 3: Thẩm định đơn và công bố. Đây là các thủ tục của Cục Trồng trọt tiến hành đánh giá và xác thực đơn đăng ký, đối tượng đăng ký. Sau khi thẩm định xong và trong thời hạn luật định, Cục Trồng trọt phải thông báo cho chủ thể đăng ký rằng việc đăng ký thành công hay cần bổ sung, làm lại.
4. Tư vấn thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại TasLaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và dịch vụ đăng ký bảo hộ nói riêng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về pháp luật sở hữu trí tuệ
-
Tư vấn các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ theo nhu cầu của Quý khách
-
Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp đăng ký sở hữu trí tuệ cho Quý khách hàng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn