Trong xã hội phát triển hiện nay, trang thiết bị và phương tiện vật chất hiện đại giúp cho con người sáng tạo ra rất nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ. Cùng với sự hội nhập kinh tế, văn hóa và sự tiến bộ nhận thức của nhân loại, rất nhiều ý tưởng có tính ứng dụng cao, thực tiễn trong đời sống hằng ngày. Bài viết này Taslaw sẽ cùng Quý khách hàng giải đáp các thắc mắc về đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng, giúp cho sáng kiến của mỗi cá nhân được bảo hộ.
1. Có đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng được không?
Ý tưởng là kết quả của sự tư duy của con người, thể hiện ở dạng phi vật chất, tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người. Định nghĩa của “ý tưởng” sẽ khác nhau xét trong từng mối quan hệ, hoàn cảnh. Một cách tổng quan nhất, theo phương diện xã hội thì ý tưởng là những ý kiến, sáng tạo, hình ảnh, nội dung và những chất liệu tư duy tồn tại trong não bộ của con người. Nói cách khác, ý tưởng là những thứ tồn tại ở dạng phi vật chất, chưa hoặc không tồn tại trong thế giới khách quan và con người không thể nhìn thấy hay cảm nhận được. Chỉ khi được định hình dưới dạng vật chất thì con người mới có thể hình dung ý tưởng một cách cụ thể, chính xác và có thể tương tác với nó.
Theo cơ sở tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ 2022) và các định nghĩa tại khoản 4 Luật này, pháp luật Việt Nam hiện hành không bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của trí tưởng tượng mà không được đình hình dưới dạng vật chất. Như vậy, ý tưởng là khái niệm tồn tại dưới dạng phi vật chất, sẽ không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ, do đó sẽ không thể đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng.
Để một ý tưởng có thể đăng ký sở hữu trí tuệ cần tiến hành vật chất hóa ý tưởng. Hay nói cách khác là thể hiện ý tưởng dưới dạng vật chất hợp pháp, được quy định theo pháp luật sở hữu trí tuệ. Ý tưởng lúc này có thể mang nhiều trạng thái khác nhau, ví dụ như tác phẩm, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại… Trường hợp phổ biến hiện nay đó chính là ý tưởng được thể hiện dưới dạng tác phẩm. Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, ý tưởng có thể trở thành các loại hình tác phẩm như sau:
-
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
-
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
-
Tác phẩm báo chí;
-
Tác phẩm âm nhạc;
-
Tác phẩm sân khấu;
-
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
-
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
-
Tác phẩm nhiếp ảnh;
-
Tác phẩm kiến trúc;
-
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
-
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
-
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Cần lưu ý các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng
Căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả giúp cho tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất, là bằng chứng chứng minh quyền lợi của mình đối với tác phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng.
Theo quy định tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Thủ tục đăng ký quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và Nghị định 22/2018/NĐ-CP, cụ thể:
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng (trong trường hợp này là hồ sơ đăng ký quyền tác giả)
-
Bước 2: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Hồ sơ có thể nộp qua đường bưu điện.
-
Bước 3: Nộp phí, lệ phí đăng ký
-
Bước 4: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng
Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng hay đăng ký sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả bao gồm:
-
Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo đúng mẫu quy định
-
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
-
Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền;
-
Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
-
Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
-
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
4. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký bản quyền ý tưởng
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan; cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là Cục Bản quyền tác giả (Cục Bản quyền).
5. Thời gian đăng ký bảo hộ bản quyền ý tưởng
Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và Điều 37 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả (Cục Bản quyền) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
6. Dịch vụ tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng tại Taslaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và dịch vụ đăng ký bảo hộ nói riêng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về pháp luật sở hữu trí tuệ
-
Tư vấn các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ theo nhu cầu của Quý khách
-
Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp đăng ký sở hữu trí tuệ cho Quý khách hàng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn