Ở thời đại cách mạng 4.0 hiện nay, bạn dễ dàng lên mạng tìm thấy ngoài bài hát gốc của chính chủ có rất nhiều bản cover lại từ những người khác nhưng liệu rằng có bao nhiêu bản hát đó được sự cho phép của tác giả? Hay “hiện tượng kỳ lạ” tác giả bị đánh bản quyền với bài hát do chính mình sáng tác ra. Vì vậy, để có thể tự bảo vệ thành quả sáng tạo, lợi ích hợp pháp của mình, các tác giả nên đăng ký tác giả quyền bài hát cho chính mình. Trong bài viết này Taslaw sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc.
1. Bản quyền âm nhạc là gì?
Bản quyền âm nhạc dưới góc độ pháp lý của Việt Nam còn được hiểu là “quyền tác giả” với sản phẩm âm nhạc. Với cách gọi “bản quyền” thường thiên về bên khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm để đánh giá và đặt ra những quyền lợi phù hợp cho người sở hữu bản quyền. Còn theo cách gọi “quyền tác giả” của Việt Nam, nhà làm luật chú tâm khẳng định người có quyền đối với tác phẩm âm nhạc của họ.
Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc chính là tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc được định nghĩa tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP “là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”. Bài hát hay sản phẩm âm nhạc chính là một trong những đối tượng quan trọng được bảo hộ của quyền tác giả.
Như vậy, bản quyền âm nhạc hay có thể hiểu là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói chung và bài hát nói riêng là phạm vi những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay bài hát được pháp luật thừa nhận, bảo hộ và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của tác giả.
2. Tại sao cần phải đăng ký bản quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc?
Khi đăng ký tác giả quyền bài hát thì đây chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bài hát, tác phẩm âm nhạc của họ. Việc đăng ký quyền tác giả một cách tự bảo vệ lấy tác phẩm âm nhạc của mình.
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung lần lượt vào năm 200, 2019 “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục đăng ký đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc sẽ giúp tác giả giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra. Bên cạnh đó, việc đăng ký tác giả quyền bài hát cũng sẽ tạo điều kiện cho các tác giả có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong việc tạo nên những bài hát, tác phẩm âm nhạc có tính sáng tạo, đảm bảo quyền bình đẳng sáng tạo của các nhân, tổ chức.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 50, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 36 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc gồm có những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (mô tả sơ lược về nội dung bài hát và thông tin cơ bản về tác giả và chủ sở hữu). (Mẫu số 01 - Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL)
- Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
- Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân của tác giả hay chủ sở hữu bài hát).
- 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
- Giấy ủy quyền/ giấy giới thiệu (nếu có trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền.).
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu.
4. Hướng dẫn đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc
4.1. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát
- Tác giả hoàn thiện hoàn chỉnh bài hát mà tác giả muốn đăng ký và chuẩn bị hồ sơ.
- Nộp hồ sơ đăng ký tác giả âm nhạc tại Cục bản quyền tác giả theo địa chỉ tại mục 4.3.
- Cục bản quyền tác giả thẩm định và cấp Giấy chứng nhận.
- Nộp lệ phí.
4.2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với bài hát
Dựa trên quy định của Công ước Berne mà Việt Nam tham gia, pháp luật nước ta quy định về vấn đề thời hạn bảo hộ như sau (quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019):
Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; …
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, các quyền nhân thân của tác giả gồm: quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ vô thời hạn. Đối với quyền tài sản với tác phẩm âm nhạc bài hát, thời hạn được quy là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
4.3 Đăng ký bản quyền âm nhạc ở đâu?
Quý khách hàng có thể đăng ký tác giả quyền bài hát ở những địa chỉ sau:
- Cục bản quyền tác giả/ Địa chỉ tại: Số 33, ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng/Địa chỉ tại: Số 58 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giải tại thành phố Hồ Chí Minh/ Địa chỉ tại: 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
4.4 Chi phí đăng ký bản quyền bài hát
Căn cứ vào Điều 4, Thông tư 211/2016/TT-BTC chi phí đăng ký tác giả quyền bài hát có mức giá hợp lý là 100.000 đồng/ Giấy chứng nhận.
4.5 Đăng ký bản quyền bài hát được dịch từ tiếng nước ngoài
Bản dịch từ nước ngoài của một bài hát là tác phẩm phái sinh của bài hát gốc, chính vì vậy vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ. (Theo khoản 8 Điều 4, khoản 2 Điều 14, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019).
Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát được dịch từ tiếng nước ngoài có sự tương tự ở hồ sơ tại mục 3 bài viết này, tuy nhiên có chú ý sau:
- Tờ khai cần có tên bài nhạc dịch
- Phải viết bằng tiếng việt, có chữ ký của người được ủy quyền nộp đơn.
- Trong trường hợp đi xin về dịch thì phải có sự cho phép của tác giả, tài liệu minh chứng giao dịch đó.
5. Như thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc?
Những năm gần đây, các hành vi sao chép sản phẩm âm nhạc, bài hát xuất hiện nhiều và phổ biến. Căn cứ vào Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nghị định 22/2018/NĐ- CP những hành vi xâm phạm quyền tác giả với bài hát, tác phẩm âm nhạc gồm có:
- Chiếm đoạt quyền tác giả;
- Mạo danh tác giả;
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tác bài hát dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả: với sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, các phần mềm chỉnh sửa nhạc, video lồng ghép, đạo nhái tràn lan;
- Công bố, phân phối bài hát, sản phẩm âm nhạc mà không được phép của tác giả;
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả: quyền sao chép là quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu quyền tác giả và thường cũng bị xâm phạm nhiều nhất trên internet;
- Sử dụng bát hát mà không được phép của chủ sở hữu, không trả tiền bản quyền, thù lao.
6. Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký tác giả quyền bài hát TasLaw
Taslaw là Công ty luật uy tín với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, chắc chắn Công ty sẽ tư vấn tận tình, chu đáo cho Quý khách hàng khi có nhu cầu đăng ký tác giả quyền bài hát, sản phẩm âm nhạc. Những dịch vụ hàng đầu mà Taslaw đem tới cho khách hàng bao gồm:
- Tư vấn mọi vấn đề pháp lý, thủ tục liên quan tới đăng ký bản quyền sản phẩm âm nhạc và bảo hộ bản quyền âm nhạc.
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoặc nhận ủy quyền đại diện khách hàng để hoàn thiện hồ sơ, theo dõi đơn đăng ký bản quyền bài hát với Cục đăng ký.
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bài hát và chuyển tới tận tay các khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng hoặc soạn thảo các đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (nếu có).
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ làm thủ tục đăng ký tác giả quyền bài hát, tác phẩm âm nhạc, xin vui lòng liên hệ với Taslaw để được tư vấn tận tình:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn