DIỆN TÍCH TỐI THIỂU LÀM SỔ ĐỎ LÀ BAO NHIÊU MÉT VUÔNG?
Cần có những điều kiện cụ thể để được cấp sổ đỏ. Vậy có quy định về diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ không? Và diện tích tối thiểu làm sổ đỏ là bao nhiêu mét vuông?
Nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn, chúng tôi xin giải đáp thông qua bài viết: # Diện Tích Tối Thiểu Làm Sổ Đỏ Là Bao Nhiêu Mét Vuông?
Đầu tiên, cần phải hiểu Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ, Sổ hồng chính là cách gọi Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất phổ biến của người dân, theo pháp luật đất đai từ ngày 10/12/2009 đến nay khi đủ điều kiện thì người dân được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được định nghĩa như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
…”
Người dân sẽ được cấp Sổ đỏ khi người dân tiến hàng đăng ký cấp lần đầu hoặc khi đăng ký cấp cho một phần thửa đất khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế (tách thửa), cụ thể:
-
Đối với việc Cấp sổ đỏ lần đầu, có quy định diện tích tối thiểu không?
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18, 20, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu được chia thành 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 100 Luật đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Trường hợp 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 101 Luật đất đai 2013 và Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Theo đó, đối với việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lần đầu thì không có quy định điều kiện về diện tích tổi thiểu mà chỉ cần đáp ứng điều kiện theo từng trường hợp cụ thể theo quy định.
-
Diện tích tối thiểu cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với đất tách thửa, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho…
Căn cứ khoản 32 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP Sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai, thì Diện tích tối thiểu để được tách thửa được quy định như sua:
“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
…
31. Bổ sung Điều 43d như sau:
“Điều 43d. Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.””
Như vậy, diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định nên mỗi tỉnh thành sẽ có một diện tích tối thiểu khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
Ngoài ra, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu như sau:
“Điều 29. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu
1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.”
Theo đó, những ngoại lệ được Cấp Sổ đỏ khi diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu bao gồm:
-
Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-
Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Nếu người sử dụng đất tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Như vậy, vẫn có những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như trên.
-
Diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ đất tách thửa của một số tỉnh thành
-
Tại thành phố Hà Nội
Căn cứ Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Ban hành Quy định về Hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì Hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội được quy định như sau:
Khu vực
|
Mức tối thiểu
|
Mức tối đa
|
Các phường
|
30m2
|
90m2
|
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn
|
60m2
|
120m2
|
Các xã vùng đồng bằng
|
80m2
|
180m2
|
Các xã vùng trung du
|
120m2
|
240m2
|
Các xã vùng miền núi
|
150m2
|
300m2
|
Căn cứ Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND thì Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Chiều rộng và chiều sâu từ 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.
- Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng trên đối với các xã còn lại.
- Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.
-
Tại tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND Ban hành Quy định về Hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được quy định như sau:
“Điều 7. Diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa
1. Đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5 m.
2. Đất ở nông thôn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4,0 m.”
-
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Điều 5 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND Quy định Diện tích tối thiểu tách thửa Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì tách thửa các loại đất được quy định như sau:
“Điều 5. Quy định về tách thửa các loại đất
1. Tách thửa đất ở:
…
b) Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:
Khu vực
|
Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
|
Khu vực 1:
gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
|
tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
|
Khu vực 2:
gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.
|
tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
|
Khu vực 3:
gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).
|
tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.
|
c) Trường hợp khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, giao Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát các điều kiện về diện tích đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật quy hoạch, xây dựng và hướng dẫn các Sở ngành theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Quyết định này để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực.
d) Đối với khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước chưa thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở và không bị điều chỉnh về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp quy định tại khoản 2, Điều này, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo quy định tại Quyết định này.
2. Tách thửa đất nông nghiệp:
a) Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
b) Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa. Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và không thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố, thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 49, Luật Đất đai.
3. Tách thửa đất có nhiều mục đích sử dụng: Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ Điều 11, Luật Đất đai, khoản 1, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ và các quy định của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, để xác định loại đất và diện tích tương ứng theo loại đất. Việc tách thửa đối với từng loại đất thực hiện theo quy định, về diện tích tối thiểu tương ứng với loại đất được quy định tại Quyết định này.
4. Tách thửa đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) của hộ gia đình, cá nhân: Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn, để xem xét giải quyết tách thửa đất; việc giải quyết tách thửa đất áp dụng theo quy định của pháp luật đất đai về thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích.”
Trên đây là một số quy định của một số tỉnh thành như Thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài ra, mỗi tỉnh thành sẽ có quy định khác nhau về diện tích đất tối thiểu được cấp sổ đỏ khi tách thửa đất, và quy định này sẽ do UBND tỉnh ban hành.