Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. Vậy vấn đề làm sổ đỏ được xác định thế nào? TasLaw xin gửi tới bài viết: Diện Tích Tối Thiểu Làm Sổ Đỏ Là Bao Nhiêu Mét Vuông?
1. Quy định về điều kiện làm sổ đỏ
Sổ đỏ là cái tên sử dụng theo phong cách thường nhật của người dân, đây là tên gọi nôm na đơn giản thay cho thuật ngữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bởi loại giấy chứng nhận này được in trên tấm bìa có mặt ngoài là màu đỏ, mặt trong in hình dạng thửa đất và những thông tin pháp lý liên quan.
Căn cứ điều 3.16 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ thì có thể được cấp sổ đỏ và có thể phải nộp tiền sử dụng đất
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
– Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Còn trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất khi đất
– Đang sử dụng trước ngày 01/7/2014.
– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp (tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ).
Diện tích tối thiểu làm sổ đỏ hiện nay
2. Diện tích tối thiểu làm sổ đỏ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18, 20, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu được chia thành 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trường hợp 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận (công nhận quyền sử dụng đất) không có điều kiện về diện tích tối thiểu. Chỉ cần đáp ứng điều kiện theo từng trường hợp cụ thể như trên là được cấp Giấy chứng nhận.
3. Không đủ diện tích tối thiểu làm sổ đỏ có được tách thửa không?
Căn cứ điều 29.1 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: “Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, việc diện tích của thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa khi thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành và thửa đất có GCN quyền sử dụng đất.
4. Thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được cấp sổ đỏ không?
Việc tách thửa mà diện tích của phần tách đó nhỏ hơn diện tích tối thiểu chỉ được cấp sổ đỏ khi thửa đất đáp ứng điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất và thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành
5. Diện tích đất ở tối thiểu làm sổ đỏ sau khi tách thửa
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn.
Căn cứ Điều 2.31 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định nên diện tích tối thiểu giữa các tỉnh thành là khác nhau.
6. Tư vấn về luật nhà đất và diện tích tối thiểu làm sổ đỏ Taslaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách tìm hiểu về luật nhà đất và diện tích tối thiểu làm sổ đỏ một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ khi thực hiện quy định về luật nhà đất và diện tích tối thiểu làm sổ đỏ
-
Soạn thảo mẫu, tư vấn và hướng dẫn quý khách hàng, làm hồ sơ về luật nhà đất và diện tích tối thiểu làm sổ đỏ
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Tư vấn diện tích tối thiểu làm sổ đỏ hiện nay tại Taslaw
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH TAS
Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0944993480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn