Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Trong bài viết này, Taslaw sẽ Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật mới nhất năm 2021:
1. Các trường hợp xin giấy phép quảng cáo
Theo quy định, các trường hợp sau đây trước khi quảng cáo phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép quảng cáo, bao gồm:
- Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo
- Quảng cáo mỹ phẩm
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc trường hợp cấm quảng cáo.
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm
- Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Quảng cáo trang thiết bị y tế
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật
- Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y
-
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh mọi vấn đề của đời sống xã hội, quảng cáo cũng không nằm ngoài phạm vi này. Hiện nay, tổ chức, doanh nghiệp xin xác nhận nội dung quảng cáo cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành sau:
- Luật Quảng cáo năm 2012;
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- Thông tư 09/2015/TT-BYT ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2015 quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.
Ngoài điều kiện nêu trên, đơn vị quảng cáo cần đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề quảng cáo;
- Đối với sản phẩm quảng cáo yêu cầu đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, công bố sản phẩm…..vv phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Đối với sản phẩm có ghi nhận quyền sở hữu thông qua giấy chứng nhận, khi tiến hành quảng cáo đơn vị quảng cáo phải cung cấp được giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
- Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo
3.1 Bộ Hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Giấy Chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài;
- Mẫu nội dung Quảng cáo thể hiện dưới dạng sau:
- Đĩa hoặc USB ghi âm thanh, đĩa ghi hình kèm theo bản giấy thể hiện Kịch bản quảng cáo nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình.
- Ma két quảng cáo (in trên giấy A4) kèm theo file mềm chứa maket quảng cáo nếu quảng cáo không phải là báo nói báo hình như: Quảng cáo tờ rơi, poste, báo chí, bản biển.
- Nếu quảng cáo thông qua Hội thảo, Hội nghị, Tổ chức sự kiện:
+ Mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung),
+ Chương trình phải ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể);
+ Nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, tài liệu phát cho người tham dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
- Nếu đơn vị đứng tên đề nghị xin Giấy phép quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:
- Văn bản ủy quyền hợp lệ;
- Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
- Các Tài liệu tham khảo, chứng minh thông tin trong nội dung quảng cáo nếu có:
- Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài khác (không bằng tiếng Anh) phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng hoặc tài liệu khác chứng minh về nguồn gốc vật tư, vật liệu, quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm nếu trong Maket hoặc video quảng cáo thể hiện nguồn gốc, quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm
- Văn bản theo thuận về việc sử dụng hình ảnh nhân vật (diễn viên) nếu trong Maket xuất hiện hình ảnh nhân vật hoặc diễn viên
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng Nhãn hiệu nếu trong Maket có xuất hiện hình ảnh Logo Nhãn hiệu hàng hóa
- Văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung khuyến mại của cơ quan nhà nước về thương mại nếu trong nội dung quảng cáo có thể hiện việc khuyến mại.
3.2 Các hồ sơ xin phép quảng cáo khác:
Ngoài các hồ sơ nói trên, tùy vào các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo cần bổ sung thêm:
3.2.1. Đối với xin giấy phép Quảng cáo thuốc
- Giấy đăng ký lưu hành thuốc;
- Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
- Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
- Giấy phép thành lập VPĐD của công ty nước ngoài tại Việt Nam nếu Công ty nước ngoài đứng tên đề nghị xin Giấy phép quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xin Giấy phép quảng cáo thuốc;
3.2.2. Đối với xin giấy phép Quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm nếu nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
3.2.3. Đối với xin giấy phép Quảng cáo thực phẩm – Phụ gia thực phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP.
- Bản Thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng, thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo nêu tính năng, công dụng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3.2.4. Đối với giấy phép Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
3.2.5. Đối với Quảng cáo hóa chất, Chế phẩm diệt côn trùng
- Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
3.2.6. Đối với giấy phép Quảng cáo trang thiết bị y tế
- Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hoặc giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế
4. Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo
4.1 Quảng cáo trên báo nói, báo hình
- Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
- Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
- Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:
- Chương trình thời sự;
- Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
- Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.
- Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
- Ý kiến của cơ quan chủ quản;
- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
- Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:
- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;
- Bản sao có chứng thực giấy phép đang có hiệu lực.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét, cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
-
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo hoặc cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung; cơ quan cấp giấy phép phải gửi bản sao giấy phép đã cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính để phối hợp trong công tác quản lý.
4.2 Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
- Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
- Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
- Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
- Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
- Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.
5. Nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ở đâu
Tùy theo từng loại hình thức quảng cáo và sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa quảng cáo sẽ do 1 cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ trước khi đồng ý cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc từ chối cấp:
- Cục quản lý Dược: Thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quảng cáo cho dược phẩm
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Thẩm định hồ sơ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho thực phẩm chức năng; thực phẩm bổ sung
- Sở y tế: Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh
- Sở văn hóa thể thao du lịch: Cấp giấy phép cho bảng hiệu quảng cáo thông thường
- Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn: Cấp giấy xác nhận cho sản phẩm thực phẩm như tương ớt; nước mắm…vv.
-
Sở công thương: Cấp giấy phép cho sản phẩm như bánh kẹo…vv
6. Thời hạn giấy phép quảng cáo
– Giấy phép quảng cáo thuốc hết hiệu lực sử dụng trong các trường hợp sau:
- Thuốc có số đăng ký đã hết hạn;
- Thuốc bị rút số đăng ký hoặc thuốc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng;
- Có thay đổi thông tin về chỉ định, chống chỉ định, liều lượng của thuốc.
– Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm hết hiệu lực sử dụng trong trường hợp sau:
- Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã hết hiệu lực;
- Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi hoặc bị rút số tiếp nhận phiếu công bố;
- Có những thay đổi về thông tin ảnh hưởng đến tính an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.
– Giấy phép quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ hết hiệu lực sử dụng trong trường hợp sau:
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hết hiệu lực;
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- Sản phẩm, hàng hoá có những thay đổi về thành phần hoặc công dụng;
- Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.
– Giấy phép quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế hết hiệu lực sử dụng trong trường hợp sau:
- Giấy CN đăng ký lưu hành hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế hết hiệu lực;
- Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi;
- Sản phẩm, hàng hóa có nội dung thay đổi về thành phần, công dụng hoặc thông tin khác ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm so với giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đã được Bộ Y tế cấp còn hiệu lực.
– Giấy phép quảng cáo trang thiết bị y tế hết hiệu lực sử dụng trong trường hợp sau:
- Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm, hàng hóa hết hiệu lực;
- Sản phẩm, hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi.
– Giấy phép quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực sử dụng trong trường hợp sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn có liên quan đến dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo.
– Các trường hợp hết hiệu lực khác theo quy định của pháp luật
7. Chi phí xin giấy phép quảng cáo
Lệ phí xin giấy phép quảng cáo tùy thuộc vào:
- Loại sản phẩm, dịch vụ quảng cáo;
- Số lượng sản phẩm trong mỗi maket/kịch bản quảng cáo;
- Loại hình quảng cáo được xác nhận.
8. Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo Uy Tín, Tận Tình của Công ty Taslaw
Với kinh nghiệm xử lý các trường hợp xin cấp giấy phép quảng cáo của Taslaw cho thấy các cá nhân, tổ chức khá bối rối và gặp nhiều khó khăn với quy trình, thủ tục hành chính hiện hành của Việt Nam. Hiểu rõ hồ sơ yêu cầu của cơ quan nhà nước cùng sự chuyên nghiệp của hơn 25 chuyên viên tư vấn, Chúng tôi tự tin là chuyên gia trong lĩnh vực xin cấp giấy phép quảng cáo, giúp các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện được mong muốn của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ của Taslaw đều được:
- Tư vấn các quy định mới nhất về việc xin cấp giấy phép quảng cáo;
- Tư vấn các điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo;
- Hướng dẫn chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết để xin cấp giấy phép quảng cáo;
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn miễn phí các vấn đề khác có liên quan đến xin cấp giấy phép quảng cáo.
Để biết thêm thông tin chi tiết về việc xin cấp giấy phép quảng cáo, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Taslaw để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Lô 04 BT 4-3 Khu Nhà ở Trung Văn, Vinaconex 3, Tổ Dân phố 17, phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com.
Website: https://taslaw.vn.