Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực pháp lý luôn được quan tâm bởi phần lớn các chủ thể của xã hội hiện đại. Trong phạm vi quốc gia, pháp luật chuyên ngành sở hữu trí tuệ được quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa mỗi đất nước. Trong phạm vi quốc tế, vấn đề sở hữu tài sản trí tuệ cũng được các chủ thể của pháp luật quốc tế quan tâm, việc này thể hiện tại một số điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà nổi bật là Hiệp định TRIPS 1994. Trong bài viết này, Taslaw sẽ cung cấp đến Quý khách hàng một số thông tin về Hiệp định TRIPS và dịch vụ tư vấn của Taslaw.
1. Tìm hiểu hiệp định TRIPS là gì?
Hiệp định TRIPS (Trade Related Intellectual Property Rights) là hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại về quyền sở hữu trí tuệ. Đây là hiệp định quốc tế được ký kết trong khuôn khổ WTO vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu cho các quy định của các quốc gia thành viên WTO về các hình thức sở hữu trí tuệ khác nhau được áp dụng cho công dân của các quốc gia thành viên khác.
2. Đặc điểm của hiệp định TRIPS
Thứ nhất, hiệp định TRIPS là thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay. Bởi lẽ, đây là thỏa thuận quốc tế ra đời sau, được đúc kết từ những thỏa thuận quốc tế trước đây như Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Theo đó, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các thành viên WTO và các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ và áp dụng các tiêu chuẩn bảo hộ này. Ngoài ra, Hiệp định TRIPS cũng trao cho thành viên quyền tự quyết nhất định. Cụ thể, các quốc gia thành viên có quyền tự quyết một số vấn đề bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, nhằm giúp các quốc gia thiết lập các quy định theo chính sách của riêng mình.
Thứ hai, Hiệp định TRIPS có mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế. Mục tiêu này của hiệp định là phù hợp với mục tiêu của WTO, được hiện thực hóa bằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như những rào cản thương mại.
3. Nguyên tắc trong hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS được thỏa thuận dựa trên 03 nguyên tắc: Đối xử quốc gia (NT); đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc minh bạch.
-
Đối với nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Hiệp định TRIPS quy định mỗi quốc gia thành viên WTO dành sự bảo hộ cho công dân các quốc gia thành viên khác “không kém thiện chí hơn” sự bảo hộ dành cho công dân của mình.
-
Đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Hiệp định TRIPS quy định các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ ngay lập tức và vô điều kiện, bao gồm cả sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ cho công dân của bất kỳ quốc gia khác (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO) như sự bảo hộ dành cho công dân của mình.
-
Đối với nguyên tắc minh bạch: Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước thành viên của WTO công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, việc công bố được thực hiện theo các phương thức là công bố chính thức, thông báo cho hội đồng hoặc yêu cầu quốc gia thành viên khác cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thông tin.
4. Nội dung hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ
Nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS 1994 bao gồm:
-
Tiêu chuẩn tối thiểu đối với khả năng có quyền, phạm vi và quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền liên quan đến giống cây trồng.
-
Quy định về kiểm soát thực tế chống cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia
-
Quy định chi tiết về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
-
Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ
5. Tư vấn luật sở hữu trí tuệ uy tín tại Taslaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về pháp luật sở hữu trí tuệ
-
Tư vấn các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ theo nhu cầu của Quý khách
-
Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp đăng ký sở hữu trí tuệ cho Quý khách hàng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn