Không nói quá khi cho rằng nhu cầu về ăn uống là một nhu cầu thiết yếu và cần thiết nhất của con người. Nhu cầu về ăn uống của con người ngày càng tăng lên kéo theo sự ra đời và phát triển của các dịch vụ ăn uống. Trong trường hợp cần thiết thì hai bên, bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống tiến hành ký kết hợp đồng. Trong bài viết dưới đây, TASLAW xin giới thiệu tới các bạn các vấn đề xoay quanh Hợp Đồng Dịch Vụ Ăn Uống, Cung Cấp Dịch Vụ Ăn Uống Theo Quy Định.
1. Hợp đồng dịch vụ ăn uống là gì?
Hợp đồng dịch vụ ăn uống là một loại hợp đồng dịch vụ được hai bên là bên sử dụng dịch vụ ăn uống (khách hàng) và bên cung cấp dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khách sạn, quán ăn…) lập ra nhằm ghi lại các thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình hợp tác.
Theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm cung cấp thức ăn, đồ uống theo yêu cầu cho bên sử dụng dịch vụ ăn uống, còn bên sử dụng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm phải trả tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn cho bên cung ứng dịch vụ ăn uống.
2. Nội dung cần phải có trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống
Về bản chất thì Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống chính là một loại hợp đồng dân sự, sự thỏa thuận của các bên dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Chính vì vậy, những nội dung các điều khoản trong hợp đồng sẽ được hai bên tự thỏa thuận với nhau mà pháp luật không quy định cụ thể. Nhưng để đảm bảo an toàn, tránh những tranh chấp không đáng có hay để quan hệ hợp đồng đạt được mục đích giao kết của hai bên thì cơ bản nội dung của Hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cần phải có:
- Nội dung cần đảm bảo chính xác các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả đồ ăn uống, thời gian cung cấp dịch vụ, thời hạn của hợp đồng cũng như thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Về an toàn vệ sinh, chất lượng, tiêu chuẩn thực phẩm đầu vào, giá cả của dịch vụ, sự thay đổi bổ sung, sửa menu hay thực đơn, một số thoả thuận liên quan tới phát sinh, báo cáo, giấy tờ khác nếu cần lưu lại làm căn cứ cho một Hợp đồng dài hạn.
- Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành công việc thể hiện trong hợp đồng, trong đó, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
3. Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh dịch vụ ăn uống
Hồ sơ cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;
- Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
- Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở)
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Trình tự cấp Giấy nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cấp Giấy chứng nhận:
Sau khi kiểm tra nhà hàng đạt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; trong vòng 5 ngày nhà hàng sẽ được nhận Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống theo quy định mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG
(Số:…………………….)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ………………., chúng tôi gồm:
Bên Cung ứng dịch vụ (Bên A):
Ông/Bà:…………………………… Sinh năm:…………
CMND/CCCD:……………………….
Do CA……………..Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……… do Sở Kế hoạch và đầu tư…. cấp ngày…./…./……….
Hotline:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………… Chức vụ:………………
CMND/CCCD:……………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….
Và:
Bên Sử dụng dịch vụ (Bên B):
Ông/Bà:………………………………… Sinh năm:…………
CMND/CCCD:……………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………Chức vụ:……..
CMND/CCCD:……………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng dịch vụ ăn uống số……………. ngày…./…/…… để ghi nhận việc Bên A thực hiện việc cung cấp đồ ăn, đồ uống theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B trong thời gian từ ngày…/…/…… đến hết ngày…/…../….. Nội dung cụ thể như sau:
Điều 1. Đối tượng trong hợp đồng
Bên A đồng ý thực hiện việc cung cấp đồ ăn, thức uống với chủng loại, số lượng, chất lượng,… thuộc Bảng dưới đây cho Bên B:
STT
|
Tên
|
Số Lượng
|
Đơn giá
|
Tổng
|
Ghi chú
|
….
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Trong thời gian từ ngày…./…./…… đến hết ngày…/…/……
Toàn bộ số hàng hóa trên sẽ được bên A chia ra …. đợt để giao cho Bên B , cụ thể từng đợt như sau:
– Đợt 1. Giao những hàng hóa sau:…………………….. vào lúc…. Giờ …. Phút, ngày…/…./…. Tại………………………….
– Đợt 2. Giao những hàng hóa sau:……………………… vào lúc … giờ…. phút, ngày…/…/….. Tại………………………….
Có biên bản xác nhận đã giao hàng đúng thời điểm từng đợt, đúng số lượng….. có chữ ký của:
Ông/Bà:…………………………… Sinh năm:………
Chức vụ:……………
CMND/CCCD:………………… do CA……….. cấp ngày…../…./……
Điều 2. Giá và phương thức thanh toán
Bên A chấp nhận thực hiện công việc đã được nêu tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).
Giá trên đã bao gồm:…………………………….
Và chưa bao gồm:…………………………………
Số tiền trên sẽ được Bên B chia ra thanh toán cho Bên A thành …. lần, cụ thể từng lần như sau:
– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:…………… Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:……………… Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
…
Cho Ông:…………………………… Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
CMND/CCCD:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
Bên cạnh đó, Bên…. sẽ chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình……..
Điều 3. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. Đến hết ngày…../…../……
Trong đó, bên A phải ……………….. để thực hiện công việc đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B muộn nhất là vào …..giờ, ngày…./…../……
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,……………. thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:
…………………
Điều 4. Cam kết của các bên
1.Cam kết của bên A
Cam kết chịu trách nhiệm với chất lượng các hàng hóa đã cung cấp theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này;
Cam kết tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm,… trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Cam kết tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy,… trong quá trình quản lý nhà hàng;
Cam kết không giao cho người khác thực hiện thay công việc;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
2.Cam kết của bên B
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên B đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
Điều 5. Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện …. Lần và phải được lập thành…….. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Điều 7. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
………., ngày…. tháng…. năm………..
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)
|
5. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống
Phần đầu hợp đồng
– Hợp đồng dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu văn bản;
– Tên hợp đồng ghi rõ hợp đồng dịch vụ gì: cung cấp suất ăn công ty, cung cấp đồ ăn uống trong tiệc cưới…, ghi rõ số hiệu hợp đồng dịch vụ ăn uống lập ra;
– Ghi rõ các căn cứ soạn thảo hợp đồng: quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ ăn uống và khả năng cung cấp của bên cung cấp dịch vụ ăn uống;
– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm ký kết hợp đồng dịch vụ ăn uống giữa các bên.
Phần nội dung chính hợp đồng
* Ghi rõ thông tin của các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống
– Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là cá nhân thì ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú; số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.
– Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ: Tên tổ chức, doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; mã số doanh nghiệp; họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp; điện thoại, fax, email; số tài khoản ngân hàng.
* Các điều khoản mà các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận với nhau
– Nội dung: ghi cụ thể cung cấp dịch vụ ăn uống nào (cung cấp suất ăn hàng ngày, cung cấp đồ uống, cung cấp đồ ăn uống cho hội nghị…)
– Phạm vi cung cấp dịch vụ ăn uống: ghi rõ địa điểm cung cấp thức ăn, đồ uống theo thỏa thuận: căng tin công ty, nhà bên sử dụng dịch vụ, nhà hàng…
– Đối tượng phục vụ của bên cung cấp dịch vụ ăn uống: cán bộ, nhân viên, khách của công ty, khách mời của bên sử dụng dịch vụ…
– Thời gian cung cấp dịch vụ ăn uống: Ghi rõ thời gian từ mấy giờ đến mấy giờ ngày nào, nếu cung cấp hàng ngày thì ghi rõ các buổi sáng, trưa, chiều, đêm từ mấy giờ đến mấy giờ.
– Thời hạn hợp đồng dịch vụ ăn uống: Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các công ty, cơ quan, tổ chức thì rõ là mấy năm kể từ ngày ký hợp đồng. Ghi rõ sau khi hết hợp đồng, hai bên có tiếp tục gia hạn không, trong điều kiện nào.
– Phí dịch vụ ăn uống: hai bên căn cứ theo đơn giá, số lượng suất ăn do bên cung cấp dịch vụ ăn uống cung cấp trên thực tế để tính toán, có thể chốt số lượng theo ngày, tuần hoặc tháng.
– Đơn giá: Ghi rõ từng loại đồ ăn, đồ uống, suất ăn có giá bao nhiêu, đơn giá đã bao gồm thuế VAT chưa.
– Thời gian và hình thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống:
+ Hai bên thỏa thuận, bên sử dụng dịch vụ thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ khi nào: kết thúc hợp đồng, theo từng tuần, theo tháng…
+ Phương thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống: Ghi rõ trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
Thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống.
- Bên sử dụng dịch vụ ăn uống:
+ Được quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ ăn uống đảm bảo về chất lượng, số lượng đồ ăn uống, cung cấp đúng thời gian và địa điểm theo thỏa thuận. Nếu không đúng yêu cầu thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ giảm phí dịch vụ hoặc đền bù hợp đồng.
+ Có trách nhiệm tạo thuận lợi cho bên cung cấp dịch vụ thực hiện tốt hợp đồng và thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ đầy đủ, đúng thời hạn thỏa thuận.
- Bên cung cấp dịch vụ ăn uống:
+ Có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng đồ ăn uống, đúng thời, địa điểm cho bên sử dụng dịch vụ theo hợp đồng.
+ Được bên sử dụng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp trang thiết bị, phương tiện dụng cụ (nếu có thỏa thuận) và được thanh toán tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn.
– Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký: Ghi rõ từng bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, phải báo trước bao nhiêu ngày, thanh toán tiền dịch vụ ăn uống đã cung cấp, bồi thường thiệt hại như thế nào.
– Ngoài ra các bên có thể đưa ra những thỏa thuận khác liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ ăn uống: tài sản, dụng cụ, phương tiện . . . Các điều khoản khác: gia hạn hợp đồng, phương thức trao đổi thông tin, giải quyết tranh chấp hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Phần cuối hợp đồng
– Ghi rõ hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận được này được lập thành mấy bản, mỗi bản có mấy trang và giao cho những bên nào giữ.
– Các bên tham gia giao kết ký hợp đồng dịch vụ ăn uống, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
6. Hợp đồng dịch vụ ăn uống có cần công chứng không?
Hợp đồng dịch vụ ăn uống về bản chất chính là một loại hợp đồng dân sự. Do đó, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của hai bên đối với những hợp đồng dịch vụ ăn uống có giá trị cao, thời hạn hợp đồng dài, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng dịch vụ hay thị trường về nguồn cung gặp nhiều biến động thì các bên nên công chứng.
7. Tư vấn hợp đồng dịch vụ ăn uống tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Hợp đồng dịch vụ ăn uống theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn