Bảo hiểm hàng hóa là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, bảo hiểm cũng là một phương thức, một cam kết bồi thường kinh tế, có giá trị cho bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan, Taslaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển theo pháp luật
1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là gì?
Hợp đồng là một thuật ngữ quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, các bên thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ theo đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên, xác định hai bên của hợp đồng là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Bên vận chuyển sẽ có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm thỏa thuận và nhận tiền; bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản tiền khác, thay vào đó, hàng hóa của họ tới được đúng địa chỉ.
Bảo hiểm là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo các điều khoản đã quy định. Bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên.
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trên đường vận chuyển, bên được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Hiện không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, song từ quy định tại bộ luật dân sự, luật kinh doanh bảo hiểm thì hình thức của loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
3. Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
3.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm ghi trong hợp đồng. Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyển hàng.
Hình thức thể hiện của loại hợp đồng bảo hiểm chuyến là Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp bởi Công ty bảo hiểm. Hai loại giấy này có giá trị pháp lý như nhau, tuy nhiên cách sử dụng có sự khác biệt. Đơn bảo hiểm là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ còn Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
3.2. Hợp đồng bảo hiểm bao
Là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng được vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyển nhất định (không kể đến thời gian). Trong loại hợp đồng, các bên cần thỏa thuận ba điều kiện cơ bản là: điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hóa sẽ được bảo hiểm; điều kiện về giá trị bảo hiểm; điều kiện về quan hệ trên tinh thần hiện chí.
4. Nội dung mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bên cạnh những thông tin cơ bản xác định chủ thể hợp đồng, các bên cần xác định về đối tượng của hợp đồng, đặc biệt là thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ các bên, đặc biệt là quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Xác định rõ trường hợp được hưởng bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa, trường hợp đương nhiên chấm dứt hiệu lực của hợp đồng hàng hóa. Số tiền và phí bảo hiểm cũng cần được ghi cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
5. Quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
5.1. Nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển phải được đảm bảo bằng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015.
Bên cạnh đó, với tính đặc thù của mình, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển phải tuân thủ một số nguyên tắc khác như: nguyên tắc quyền lợi có thể bảo hiểm; nguyên tắc trung thực tuyệt đối; nguyên tắc bồi thường; nguyên tắc thế quyền; nguyên tắc bảo hiểm rủi ro.
5.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Ngày 01/01/1963 ILU (Institute of London Underwriters) – Viện những người bảo hiểm Luân Đôn đã xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hoá là FPA, WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế.
5.3. Quy trình xử lý bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Đầu tiên, người được bảo hiểm thông báo về tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm gửi thông báo tổn thất cho bên bảo hiểm. Bên bảo hiểm tiến hành giám định và xác định giá trị tổn thất nếu thấy cần thiết, việc giám định sẽ được tiến hành sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của người được bảo hiểm.
Người được bảo hiểm ký ủy quyền cho bên mua bảo hiểm tiến hành các thủ tục để yêu cầu bồi thường, sau đó, bên mua bảo hiểm tiền hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất BTTH. Sau khi hàng hóa được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo về số tiền BTTH cho người mua bảo hiểm.

6. Số tiền và phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là tổng giá trị hàng hóa được bảo hiểm. Khách hàng có thể mua bảo hiểm theo giá CIF hoặc theo giá trị Invoice, tối đa 110% giá CIF hoặc 110% giá trị Invoice.
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm. Trong đó: Tỷ lệ phí theo biểu phí của bảo hiểm PVI báo giá; Số tiền bảo hiểm là tổng giá trị hàng hóa lô hàng được bảo hiểm (Theo giá CIF hoặc Invoice).
Tỷ lệ phí bảo hiểm cho mỗi chuyển hàng cụ thể phụ thuộc các yếu tố như tổng giá trị hàng hóa, phương thức đóng gói (Hàng đóng container, hàng chở rời), loại hàng hóa vận chuyển…
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm. Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng chấm dứt.
7. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm.
– Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
8. Lưu ý về điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý.
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

9. Tư vấn hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn