Trong kinh doanh, mỗi thương nhân đều sở hữu riêng cho mình một số lượng thông tin nhất định có ý nghĩa quyết định sự thành công trong kinh doanh của mình. Trong quá trình giao kết hợp đồng lao động, các bên thường thỏa thuận về việc bảo mật thông tin là một phần nghĩa vụ cần triển khai theo hợp đồng hoặc nội dung công việc triển khai. Taslaw xin gửi tới quý bạn bài viết: Hợp Đồng Bảo Mật Thông Tin Khách Hàng Theo Quy Định.
1. Tìm hiểu về hợp đồng bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin. Tính bảo mật thể hiện ở việc thông tin đó phải được đảm bảo là duy nhất, người muốn tiếp cận thông tin cần được cấp quyền truy cập. Tính toàn vẹn, chính xác bảo vệ sự hoàn chỉnh cho toàn diện hệ thống thông tin, thông tin phải đầy đủ, chính xác và không sai lệch.
Như vậy, hợp đồng bảo mật thông tin là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên chủ sở hữu thông tin xác định loại thông tin cần bảo mật, bên kia cần đảm bảo những cam kết về việc bảo mật thông tin, bao gồm: nội dung bảo mật, thời hạn bảo mật và một số yêu cầu khác.

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng bảo mật thông tin
Hợp đồng bảo mật thông tin hiện không được pháp luật quy định về hình thức hợp đồng. Do đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau qua các hình thức như: một hợp đồng nguyên tắc làm cơ sở triển khai các hợp đồng sau này hoặc được thể hiện dưới dạng một hợp đồng riêng biệt điều chỉnh rõ loại thông tin mà các bên đã chuyển giao cho nhau khi thực hiện công việc cụ thể; việc bảo mật thông tin cũng có thể tồn tại dưới dạng điều khoản hoặc phụ lục của hợp đồng.
Luật thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2015 không quy định về hợp đồng bảo mật thông tin, luật công chứng 2014 không quy định tài liệu này thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực nên hiệu lực của hợp đồng bảo mật thông tin sẽ phát sinh theo nội dung các bên ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo mật thông tin phải được lập thành văn bản để xác lập căn cứ pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng và sau khi hợp đồng chấm dứt.
3. Vì sao cần phải bảo mật thông tin khách hàng?
Thông tin khách hàng chứa đựng thông tin về nhân thân của khách hàng, do đó, bên sở hữu thông tin cũng có nghĩa vụ bảo mật thông tin đó cho những khách hàng của họ. Thông tin, dữ liệu của khách hàng như tài sản của công ty, công ty càng sở hữu nhiều thông tin càng chứng minh việc họ có vị thể trong lòng khách hàng, được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh trong thương trường lại muốn có được những thông tin của đối thủ, có thể để hạ thấp uy tín hoặc lấy cắp thông tin khách hàng… Để phòng ngừa và ngăn chặn điều đó, bạn có thể sử dụng các lớp bảo mật như: xác thực 2 lớp; nâng cấp, nâng cao bảo mật; kiểm tra sự cấp quyền truy cập… Việc xác lập hợp đồng bảo mật thông tin có ý nghĩa trong việc xác định loại thông tin cần bảo mật và hậu quả pháp lý trong trường hợp có bên vi phạm hợp đồng.

4. Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin theo quy định pháp luật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG BẢO MẬT THÔNG TIN
(Vv: Bảo mật thông tin .....)
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20..., tại Văn phòng công ty
Chúng tôi gồm:
Bên A: Cá nhân/ Pháp nhân
Bên B: Cá nhân/ Pháp nhân
Điều 1 : QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Bản thỏa thuận này có giá trị ràng buộc bắt buộc đối với cả hai bên, được xem và hiểu như là một bộ phận không thể tách rời với các hợp đồng, phụ lục hoặc thỏa thuận khác … mà hai bên sẽ ký kết với nhau trong quá trình triển khai Dự án/ Hợp đồng dịch vụ/... sau này.
1.2. Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ : được hiểu là các thông tin, tài liệu, ý tưởng kinh doanh … thể hiện hoặc lưu trữ dưới các dạng như : văn bản, file máy tính, thư điện tử, hình ảnh, mã code phần mềm tin học… mà mỗi bên có được và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ còn được hiểu và thực hiện theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế ( trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định).
1.3. Thông tin bảo mật : là những thông tin thuộc Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ nêu tại Điều 1.2 mà hai bên biết hoặc tiếp cận được trong quá trình thực hiện Dự án. Hai bên có trách nhiệm và cam kết bảo mật, không cung cấp cho bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin bảo mật vì bất kỳ lý do gì – nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại.
1.4. Người được phép nắm giữ thông tin bảo mật: là những người có tên trong Danh sách những người liên quan tham gia trực tiếp, gián tiếp vào việc thực hiện Dự án theo Phụ lục A đính kèm Bản thỏa thuận này.
Tuy vậy, hai bên thống nhất rằng thỏa thuận này còn được áp dụng cho tất cả các nhân viên của cả hai bên, không phải là “Người được phép nắm giữ thông tin bảo mật”, nhưng vì lý do nào đó có thể biết hoặc tiếp cận được “Thông tin bảo mật”.
Điều 2 : NỘI DUNG THỰC HIỆN BẢO MẬT THÔNG TIN
Trong quá trình thực hiện Dự án, hai bên cùng cam kết thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây :
2.1. Không được phép sao chép, cung cấp một phần hay toàn bộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào biết khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của bên có quyền sở hữu đối với thông tin bảo mật.
2.2. Không được sử dụng thông tin bảo mật mà các bên đã cung cấp cho nhau phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung dự án hai bên thực hiện.
2.3. Cung cấp Danh sách những người liên quan được phép nắm giữ thông tin bảo mật, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện dự án. Đồng thời, cam kết bảo đảm những người này sẽ không tiết lộ thông tin bảo mật cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc được sự chấp thuận bằng văn bản của cả hai bên.
2.4. Cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhau trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Điều 3 : HIỆU LỰC VÀ CAM KẾT CHUNG
3.1. Hai bên cam kết hiểu rõ và thực hiện đúng các nội dung tại Bản thỏa thuận này. Mọi sự thay đổi, bổ sung chỉ có giá trị khi được cả hai bên đồng ý bằng văn bản.
3.2. Trong quá trình thực hiện, bên nào vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia theo quy định của pháp luật, đồng thời cam kết phải trả thêm cho bên kia một khoản tiền phạt vi phạm tương đương 200 triệu đồng.
3.3. Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên chủ động giải quyết bằng thương lượng và hòa giải trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Nếu hai bên không thể giải quyết được sẽ chuyển vụ việc đến toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, để cả chi phí thuê luật sư – cho bên thắng kiện.
3.4. Bản thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong trường hợp hai bên không đạt được sự thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh, thì thỏa thuận này vẫn có hiệu lực ràng buộc trong vòng 3 năm tiếp theo, kể từ ngày hai bên chính thức ký văn bản xác nhận hủy bỏ việc hợp tác kinh doanh.
3.5. Bản thỏa thuận này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 (một) bản.
Bên A
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|

5. Tư vấn soạn thảo hợp đồng bảo mật thông tin tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng bảo mật thông tin theo tháng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng bảo mật thông tin
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn