Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh) là một trong những loại hợp đồng quan trọng nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy loại hợp đồng này là gì, có những ưu nhược điểm gì, được quy định ra sao? Sau đây, Taslaw xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.
1. Tìm hiểu về hợp đồng BCC là gì?
Hợp đồng BCC là phương thức hợp đồng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong trường hợp không yêu cầu pháp nhân khi đầu tư kinh doanh. Bởi lẽ loại hợp đồng này không dựa trên việc thành lập các tổ chức kinh tế, vì vậy các bên có thể tự thoả thuận và chấm dứt hợp tác kinh doanh.
1.1. Khái niệm về hợp đồng BCC
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
1.2. Chủ thể của hợp đồng kinh doanh BCC
Chủ thể trong hợp đồng BCC là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư. Tuỳ từng trường hợp mà số lượng chủ thể có sự khác nhau theo thoả thuận, nhu cầu, quy mô dự án. Trong một số trường hợp, hợp đồng BCC có thể chỉ do một bên thực hiện.
1.3. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Thứ nhất, căn cứ vào hình thức chia lợi nhuận có thể chia thành hai loại:
- Hợp đồng BCC với hình thức chia lợi nhuận trước thuế.
- Hợp đồng BCC với hình thức chia lợi nhuận sau thuế.
Thứ hai, căn cứ theo quy định về kế toán:
- Hợp đồng BCC dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát. Đối với loại hợp đồng này, các bên tham gia hợp đồng có quyền kiểm soát tài sản tương đương nhau, tài sản này do các bên cùng mua, xây dựng và cùng hưởng lợi nhuận.
- Hợp đồng BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát. Đối với loại hợp đồng này, các bên không thành lập doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh mà góp vốn cùng hoạt động, tự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
2. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
2.1. Ưu điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng BCC có các ưu điểm sau:
-
Đặc điểm của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là thủ tục đơn giản, dễ tiến hành, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, do các nhà đầu tư không cần phải thành lập tổ chức kinh tế.
-
Do tính chất của hợp đồng, các bên có khoảng thời gian làm việc giúp thuận lợi cho việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
-
Thứ ba, bên cạnh việc hỗ trợ lẫn nhau, tư các pháp lý độc lập của các bên trong hợp đồng BCC giúp các nhà đầu tư có sự tự chủ, linh hoạt, không bị phụ thuộc lẫn nhau.
2.2. Hạn chế của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Các điểm hạn chế của hợp đồng BCC bao gồm:
-
Do tính chất của hợp đồng BCC là không thành lập tổ chức kinh tế mới nên các nhà đầu tư sẽ không có con dấu chung trong quá trình kinh doanh, bên cạnh đó trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư phải ký kết các loại hợp đồng để thực hiện hợp đồng BCC.
-
Hợp đồng BCC không phù hợp với những dự án lâu, quy mô lớn, thời gian dài.
3. Nội dung của Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
- Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung:
- Thứ nhất, chủ thể, các bên tham gia hợp đồng: tên, người đại diện, trụ sở hoặc địa chỉ.
- Thứ hai, phạm vi, mục đích kinh doanh.
- Thứ ba, phân chia công việc, quyền và nghĩa vụ của từng bên, phân chia lợi nhuận thu được.
- Thứ tư, quy định về thời gian thực hiện.
- Thứ năm, quy định về vấn đề sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
4. Tài sản chung trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Tài sản chung trong hợp đồng BCC là tài sản của các bên, do các bên đóng góp và các loại tài sản khác căn cứ theo quy định pháp luật. Loại tài sản này được chia theo phần của từng thành viên hợp tác.
Vấn đề định đoạt tài sản đối với tài sản là công trình nhà, xưởng, quyền sử dụng đất,... phải được thoả thuận dưới hình thức văn bản dưới sự tham gia của tất cả các thành viên. Còn đối với các tài sản khác, quyền định đoạt thuộc về người đại diện của thành viên, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp số tài sản chung không đủ để thành viên hoàn thành nghĩa vụ đó, thành viên phải sử dụng tài sản riêng của mình để thực hiện nghĩa vụ.
5. Cơ chế hoạt động giữa các bên khi tham gia Hợp đồng hợp tác.
5.1. Cơ chế hoạt động giữa các bên khi tham gia Hợp đồng hợp tác.
- Cần thành lập ban điều phối trong quá trình vận hành hợp đồng hợp tác
- Các bên tự thoả thuận về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có quyền thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam. Trình tự thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng điều hành được quyền tuyển dụng lao động, có dấu đỏ, có quyền mở tài khoản ngân hàng, ký kết các hợp đồng cũng như các quyền khác theo quy định của hợp đồng BCC.
5.2. Rút khỏi Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Việc rút hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện trong các trường hợp sau:
-
Trường hợp 1: Rút dựa trên điều khoản được thoả thuận trong hợp đồng.
-
Trường hợp 2: Rút vì lý do cá nhân, lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn 1 nửa số thành viên hợp đồng.
Trong trường hợp rút khỏi hợp đồng, các bên có quyền nhận lại tài sản đã đóng góp cũng như chia tài sản chung, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí theo thoả thuận đã nêu trong hợp đồng.
5.3. Chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Việc chấm dứt hợp đồng kinh doanh được thực hiện trong các trường hợp sau:
-
Dựa trên thoả thuận của các thành viên.
-
Khi hết thời hạn thoả thuận trong hợp đồng.
-
Mục đích hợp tác của các bên đã hoàn thành.
-
Chấm dứt dựa trên quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
-
Các trường hợp khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Chấm dứt hợp đồng BCC đồng nghĩa với việc các bên cần có nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí, khoản nợ trong hợp đồng, trong trường hợp tài sản chung không đủ, các thành viên phải dùng tài sản riêng của mình.
6. Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Khoản 9 Điều 3, Điều 28 Luật Đầu tư 2014.
7. Đơn vị tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh uy tín nhất
Tại TasLaw, với đội ngũ chuyên viên tư vấn uy tín, giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh như: Tư vấn thủ tục đăng ký hợp đồng BCC; Tư vấn quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng BCC, Tư vấn ưu nhược điểm, mức độ phù hợp của hợp đồng BCC dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng khách hàng, Tư vấn các trường hợp và thủ tục chấm dứt, rút hợp đồng BCC.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn