Hợp đồng dân sự đã xuất hiện từ lâu, khi con người giao thương buôn bán, xuất hiện với giao dịch mua bán nhỏ lẻ, sau đó phát triển thành nhiều dạng hợp đồng khác nhau. Ngày nay, pháp luật đã đi sâu vào đời sống, gần gũi hơn với người dân khiến nhu cầu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng ngày được chú trọng. Taslaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Hợp đồng dân sự - Các quy định pháp lý về hợp đồng dân sự .
1. Khái niệm về hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được xác định là một dạng giao dịch dân sự. Căn cứ điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bộ luật dân sự 2015 sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” để chỉ hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng, tức không chỉ điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, mà đây còn là thuật ngữ giải thích khái niệm “hợp đồng” trong các quan hệ khác nhau như quan hệ thương mại, lao động… Hợp đồng dân sự trong bài viết giới hạn trong lĩnh vực dân sự.
2. Quy định chung về hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự quy định về quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chung về hợp đồng, cũng như quy định các loại hợp đồng cụ thể. Lần lượt theo đó, các quy định sẽ là: giao kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
3. Hình thức xác lập hợp đồng dân sự
Căn cứ Điều 119.1 Bộ luật dân sự năm 2015, hình thức giao dịch dân sự có thể là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3.1. Giao dịch dân sự bằng lời nói (bằng miệng)
Hình thức này không được công nhận giá trị pháp lý với một số loại hợp đồng như: hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Hình thức giao dịch này đơn giản và phổ biến nhất bởi các bên chỉ cần sử dụng lời nói, tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra thì lại không có giấy tờ chứng minh giao dịch từng tồn tại. Tuy nhiên, thông thường, giá trị pháp lý của giao dịch bằng miệng có giá trị pháp lý tương đương các hình thức khác, trừ trường hợp luật quy định về hình thức giao dịch. Để đảm bảo an toàn cho hình thức này, các bên nên ghi lại để làm giấy tờ minh chứng, chứng minh giao dịch dân sự từng tồn tại.
3.2. Giao dịch dân sự bằng văn bản
Hình thức giao dịch này thể hiện dưới hai mức độ là giao dịch bằng văn bản không có công chứng, chứng thực và giao dịch bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Giao dịch bằng văn bản thông thường thường áp dụng đối với các tài sản không phải đăng ký xác lập quyền sở hữu, hợp đồng vay thông thường, lập di chúc,... và ngược lại.
Hình thức văn bản này có tính xác thực hơn so với lời nói hoặc hành vi cụ thể do được ghi chép trên “giấy trắng mực đen”.
3.3. Giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể
Đây là giao dịch thông qua bán hàng tự động hoặc tháp bán hàng hóa như văn hóa phẩm, báo chí, hàng hóa… mà giá đã được ấn định, người mua chỉ cần thực hiện đúng thao tác trong việc trả tiền thì sẽ mua được hàng. Cách thức này không cần sử dụng lời nói, văn bản mà chỉ cần thực hiện hành vi mà nhà sản xuất đưa ra thì giao dịch đã thực hiện thành công.
4. Đặc điểm hợp đồng dân sự
4.1. Tính thỏa thuận
Về bản chất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên, song, sự thỏa thuận này phải đi đến sự thống nhất ý chí của các bên và phù hợp ý chí nhà nước. Nếu chỉ xác định ý chí của một bên thì đây không còn là hợp đồng dân sự mà nó trở thành hành vi pháp lý đơn phương. Chỉ khi các bên thống nhất được ý chí thì quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên mới phát sinh. Sự đồng thuận này còn phải phù hợp với pháp luật để Nhà nước kiểm soát, nếu không thì hợp đồng sẽ vô hiệu, không phát sinh hiệu lực trên thực tế.
4.2. Chủ thể tham gia hợp đồng dân sự
Xuất phát từ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên để sự thỏa thuận đó hợp pháp, hợp lý thì chủ thể tham gia bày tỏ ý chí cũng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập và tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Theo đó: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là: khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó; quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản). Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết và không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là: khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi xác lập, giao kết hợp đồng, cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác.
4.3. Mục đích của hợp đồng dân sự
Khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các bên đều mong muốn đạt được lợi ích nhất định. Nếu thực hiện không vì lợi ích của mình, hoặc thực hiện vì lợi ích người khác thì xác định là hành vi pháp lý đơn phương. mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
4.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự
Tùy thuộc vào loại hợp đồng mà các bên sẽ được xác định quyền, nghĩa vụ khác nhau.
5. Phân loại hợp đồng dân sự
Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận 6 loại hợp đồng sau:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về giá trị pháp lý của phần phụ lục trong hợp đồng:
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
6. Ví dụ về hợp đồng dân sự
Để quý bạn đọc hiểu hơn về hợp đồng dân sự, Taslaw xin gửi tới quý bạn một ví dụ như sau. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa chị A và cửa hàng B, theo đó, chị A mua hàng hóa từ cửa hàng B, xác định hình thức của giao dịch là lời nói. A có quyền sở hữu hàng hóa sau khi thanh toán và có nghĩa vụ trả tiền tương đương giá trị món hàng cho cửa hàng B. Cửa hàng B có quyền nhận tiền mà A đưa và có nghĩa vụ giao hàng - chuyển giao quyền sở hữu cho A. Hóa đơn bán lẻ đi kèm sẽ là giấy tờ xác minh về sự tồn tại của giao dịch này.
7. Vì sao nên tư vấn hợp đồng dân sự tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng dân sự một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng dân sự
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn