Hợp đồng điện tử ngày càng trở lên phổ biến trong kinh doanh thương mại và các giao dịch về dân sự tại Việt Nam. Khác với hợp đồng thông thường, hợp đồng điện tử có những đặc trưng khác biệt về nhiều phương diện mà các chủ thế thực hành nghề luật cần phải nắm rõ để có thế cung cấp các dịch vụ pháp lý cũng như giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ của mình một cách chính xác, hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết này, TASLAW sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Hợp đồng điện tử và nắm được những Quy định về ký kết hợp đồng điện tử.
1. Tìm hiểu về hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là hợp đồng thể hiện bằng hình thức điện tử. Hay nói cách khác, hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên, thông qua các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, truyền dẫn không dây, điện tử hoặc công nghệ tương tự, nhằm quy định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
2. Quy định pháp luật về hợp đồng điện tử
2.1. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
Khi nhắc đến hợp đồng điện tử thì không thể không nhắc đến chủ thể đặc biệt thường không hiện diện khi các bên giao kết và thực hiện hợp đồng truyền thống, đó chính là tổ chức chứng thực chữ ký điện tử.
Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử mà tham gia với tư cách là bên hỗ trợ nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử.
2.2. Phương thức xác nhận giao thức hợp đồng điện tử
Nếu như giao kết hợp đồng truyền thống thường phải thực hiện qua việc gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi với nhau qua thư từ, ký băng chữ ký tay thì hợp đồng điện tử được giao kết bằng phương tiện điện tử và được xác nhận bằng cách ký chữ ký số.
3. Đặc điểm của hợp đồng điện tử
3.1 Cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử được ký kết và tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu. Trong giao kết hợp đồng điện tử, các bên có quyền đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử. Do đó, để hiển thị các nội dung của hợp đồng điện tử cần có các thiết bị điện, điện tử như máy tính, điện thoại di động, hệ thống mạng và ngoài đội ngũ pháp lý còn cần có đội ngũ về công nghệ thông tin.
3.2 Sử dụng Thông điệp dữ liệu điện tử
Các bên trong giao kết hợp đồng điện tử có quyền đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3.3 Phạm vi áp dụng
Hợp đồng điện tử được ký kết thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, điển hình là mạng Internet. Nhờ các công nghệ này đã mở rộng phạm vi mà việc ký kết hợp đồng điện tử được vươn ra khắp thế giới. Đặc biệt là việc sử dụng mạng Internet trong quá trình ký kết hợp đồng, giúp các bên có thể ký hợp đồng điện tử với mọi đối tác từ mọi nơi trên thế giới mà không bị rào cản về biên giới quốc gia hạn chế. Phạm vi được mở rộng đem lại lợi ích cho việc kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia.
3.4 Tính vô hình, phi vật chất
Hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất bởi hợp đồng điện tử được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử (lưu trữ đám mây) không thể thấy hay cầm nắm được.
4. Các loại hợp đồng dịch vụ điện tử
4.1 Chia theo hình thức hợp đồng
Dựa trên thực tiễn quá trình phát triển và công nghệ được sử dụng trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử, có thể được kể đến các loại hợp đồng điện tử sau:
4.1.1 Hợp đồng giấy truyền thống được một bên đưa lên website
Đây là loại hợp đồng truyền thống đã được một bên trong quan hệ hợp đồng hoàn thiện và tải sẵn lên website để các bên tham gia ký kết. Thông thường là các hợp đồng mẫu trong một số lĩnh vực như bảo hiểm; ngân hàng, các dịch vụ thiết yếu như điện, du lịch, nước, intemet... Người sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng hóa thể hiện việc ký kết hợp đồng thông qua việc click chuột vào các biểu tượng như xem tiếp (next); đồng ý/chấp thuận (agree/accept).
4.1.2 Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử
Đây là loại hợp đồng mà nội dung hợp đồng được soạn sẵn mà được thiết lập trong quá trình người giao kết hợp đồng nhập thông tin, dữ liệu vào và máy tính tổng hợp thành nội dung của một hợp đồng hoàn chỉnh.
Người giao kết hợp đồng (thường là bên mua hàng hóa hoặc bên sử dụng dịch vụ) sẽ được kiểm tra lại toàn bộ nội dung hợp đồng đã được hiển thị hoàn chỉnh lần cuối trước khi xác nhận việc giao kết thông qua việc ký kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng có thành công hay không sẽ được thông báo bằng những phương thức nhất định như email, tin nhắn điện thoại hoặc xác nhận trên chính giao diện của website mà người mua hàng hoặc người sử dụng dịch vụ vừa tiến hành hoàn chỉnh hợp đồng.
4.1.3 Hợp đồng hình thành qua email (thư điện tử)
Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong hình thức này, các bên tham gia giao dịch thường bắt đầu bằng việc gửi các thông tin cơ bản về đối tượng của giao dịch, gửi chào hàng, đàm phán về các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tương tự quy trình giao dịch truyền thống, điểm khác biệt là phương tiện sử dụng để thực hiện giao kết hợp đồng là máy tính, mạng Internet và email.
4.2 Chia theo mục đích hợp đồng
4.2.1 Hợp đồng kinh tế điện tử (hợp đồng thương mại điện tử)
Hợp đồng kinh tế điện tử (hay hợp đồng thương mại điện tử) là loại hợp đồng có một bên chủ thể có chức năng pháp lý theo quy định nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu, một bên chủ thể còn lại là thương nhân. Các thông tin dữ liệu phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật hiện hành.
4.2.2 Hợp đồng lao động điện tử
Hợp đồng lao động điện tử là giao kết của người sử dụng lao động, người lao động về các điều kiện như tiền bảo hiểm, tiền lương, trách nhiệm mỗi bên giao kết,… những thông tin này được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử, và có giá trị như hợp đồng lao động văn bản.
4.2.3 Hợp đồng dân sự điện tử
Hợp đồng dân sự điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch về việc thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số lĩnh vực không áp dụng ký với hình thức hợp đồng điện tử là: văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại bất động sản khác, hối phiếu và các giấy tờ khác.
5. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử
-
Các bên tham gia giao kết có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
-
Phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật hiện hành về việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
-
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu phương tiện kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
6. Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử
Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử thiết lập qua giao dịch tự động trên website (B2C)
Khi người bán nhận được thông tin đặt hàng qua website thương mại điện tử thì lúc đó quy trình thực hiện hợp đồng điện tử B2C bắt đầu thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra thanh toán
Có rất nhiều hình thức thanh toán khác cho khách hàng lựa chọn và được thực hiện trong hoặc sau quá trình đặt hàng.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng, số lượng hàng trong kho
Thường trong khi đưa sản phẩm lên website thương mại điện tử, người bán sẽ cập nhật số lượng hàng hóa có sẵn và số lượng này sẽ trừ dần nếu có đơn đặt hàng. Khi số lượng hàng hóa đã hết thì người mua không thể chọn hoặc đặt đơn hàng.
Bước 3: Tổ chức vận tải
Bước 4: Mua bảo hiểm
Khi hàng hóa có giá trị lớn thì người mua có thể chọn hoặc không chọn gói bảo hiểm đi kèm để đảm bảo hàng hóa đến tay an toàn.
Bước 5: Sản xuất hàng
Tùy vào từng trường hợp mà hàng hóa có thể được sản xuất/chuẩn bị sau khi nhận được đơn từ khách hàng.
Bước 6: Mua sắm và kho vận
Bước 7: Liên hệ với khách hàng
Bước 8: Xử lý hàng trả lại
Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử B2B
Quy trình thực hiện hợp đồng điện tử B2B được triển khai theo 2 cách:
-
Các bên tham gia giao dịch tiến hành thanh toán, giao hàng và cung cấp dịch vụ như truyền thống. Được kết hợp với một số ứng dụng như email, website để trao đổi thông tin và cung cấp dịch vụ.
-
Các bên tham gia giao dịch tiến hành các giao dịch, phân phối, thanh toán, xử lý chứng từ điện tử qua các sàn giao dịch điện tử làm trung tâm.
Các bên tham gia được hiểu như người mua, người bán, người vận chuyển, các tổ chức tín dụng, ngân hàng có thể tham gia và tiến hành các giao dịch điện tử tại các giao dịch.
7. Điều kiện xem xét tính pháp lý hợp đồng dịch vụ hợp đồng điện tử
7.1 Hợp đồng đầy đủ chữ ký các bên liên quan
Hợp đồng nói chung hay hợp đồng điện tử nói riêng thường phải có chữ ký của các bên tham gia giao dịch nhằm khẳng định sự thỏa thuận của các bên đối với các điều khoản trong hợp đồng. Chữ ký trong hợp đồng trước hết phải là biểu tượng thể hiện mong muốn của các bên. Xét về mặt pháp lý, một chữ ký trong hợp đồng là cơ sở chính để xác định mong muốn đó. Trường hợp Hợp đồng điện tử ký giữa cá nhân với tổ chức thì cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký ảnh/chữ ký số của cá nhân (tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia).
7.2 Hợp đồng toàn vẹn, không bị chỉnh sửa từ thời điểm ký số
Tính toàn vẹn về nội dung hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm các bên hoàn tất ký số cũng là một điều kiện quan trọng không kém khi thực hiện giao kết.
7.3 Người đại diện ký số
Người đại diện của các bên trong hợp đồng điện tử phải cùng ký điện tử trên văn bản đó. Chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy; và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức thay thế con dấu trong hợp đồng giấy.
7.4 Chứng thư số được cấp phép và có hiệu lực tại thời điểm ký
Luật điều chỉnh chữ ký điện tử gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Nghị định hướng dẫn gồm: Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Chứng thư số ký trên hợp đồng điện tử phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số.
8. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được luật thừa nhận ở các khía cạnh sau:
-
Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản;
-
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc;
-
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.
9. Dịch vụ tư vấn hợp đồng điện tử uy tín nhất tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Hợp đồng điện tử theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn