Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên thị trường lao động đòi hỏi có sự trao đổi, rất cần một nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật cao. Chính vì nhu cầu đó, xu hướng người lao động nước ngoài ngày càng một gia tăng. Để đảm bảo yêu cầu của thị trường, quyền, lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức… Việt Nam, người lao động nước ngoài, xây dựng quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người nước ngoài là rất cần thiết. Qua bài viết này, Taslaw cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin quan trọng về hợp đồng thuê người nước ngoài làm việc.
1. Đối tượng lao động người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động (BLLĐ) 2019 đã quy định đối tượng người nước ngoài tham gia ký kết hợp đồng lao động tại Việt Nam chỉ có “người có quốc tịch nước ngoài”
Việc xác đối tượng lao động người nước ngoài rất quan trọng vì nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của chính bản thân người lao động khi sang nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Người lao động nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch nước ngoài, không mang quốc tịch Việt Nam, làm việc tại Việt Nam, họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hợp đồng lao động với người nước ngoài là gì?
Hợp đồng lao động được định nghĩa tại khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Hợp đồng lao động với người nước ngoài có thêm dấu hiệu chính là nước ngoài. Vậy, hợp đồng lao động với người nước ngoài có những đặc trưng bao gồm:
-
Về chủ thể:
-
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng là người nước ngoài
-
Người sử dụng lao động nước ngoài là những doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình đều đã được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Về sự quản lý:
Hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài không chỉ dựa trên cơ sở tự thỏa thuận của các bên mà còn phải được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phải được sự chấp thuận bằng văn bản.
-
Về phạm vi công việc:
- Người lao động nước ngoài bị hạn chế làm nghề và giữ chức vụ như: Giám đốc xuất bản, biên tập viên, công chứng viên…)
- Chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào những vị mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng.
- Về pháp luật điều chỉnh:
Hợp đồng lao động với người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật trong và ngoài nước, bao gồm: nước sở tại, nước mà người nước ngoài mang quốc tịch, nước ký kết hợp đồng và các điều ước liên quan.
3. Cách viết hợp đồng lao động với người nước ngoài
Sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động nước ngoài phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động nước ngoài (trước ngày dự kiến làm việc). Căn cứ vào Nghị định 145/2020/NĐ-CP; Điều 3, Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung hợp đồng lao động, công việc ảnh hưởng xấu tới sinh sản, nuôi con, khi viết hợp đồng lao động với người nước ngoài những điểm sau:
3.1. Nội dung hợp đồng lao động với người nước ngoài
Nội dung cần có đầy đủ những thông tin vì đây là những căn cứ pháp lý quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động nước ngoài:
- Công việc và địa điểm làm việc:
-
Công việc và địa điểm làm việc phải được người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài thỏa thuận và thống nhất như trong giấy phép lao động được cấp
-
Thông tin trên thực hiện sai thì giấy phép lao động sẽ bị vô hiệu hoặc thu hồi.
- Thời hạn hợp đồng: thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
- Nội dung về tiền lương: trả bằng tiền VNĐ và ngoại tệ
- Nội dung về thời gian làm việc, nghỉ ngơi
- Nội dung về trang bị bảo hộ và chế độ bảo hiểm xã hội
- Nội dung về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề
3.2. Hình thức và ngôn ngữ của hợp đồng lao động với người nước ngoài:
- Hình thức hợp đồng: Căn cứ vào Điều 14, BLLĐ 2019, hợp đồng được giao kết bằng hai hình thức là văn bản và lời nói
- Với hình thức văn bản: cần lập thành 02 văn bản, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài mỗi người 01 bản
- Với hình thức lời nói: áp dụng với hợp đồng thời hạn dưới 01 tháng (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 BLLĐ 2019)
- Ngôn ngữ hợp đồng
- Soạn hợp đồng dưới hình thức song ngữ (Tiếng Việt và ngôn ngữ sử dụng thân thuộc của người lao động nước ngoài)
4. Mẫu hợp đồng lao động với người nước ngoài
Mẫu hợp đồng lao động với người nước ngoài, Quý bạn đọc có thể tham khảo như sau:
CÔNG TY X
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
——–——–
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: /…/HĐLĐ-X
|
--------------------------------
|
………, ngày…… tháng …… năm ……
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi gồm:
BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG):
Đại diện Chức vụ:
Quốc tịch:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:
Số tài khoản:
Tại Ngân hàng:
BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG):
Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..…….....
Quê quán: .
Địa chỉ thường trú:
Số CMND:…………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:………...……
Trình độ: ……………………………….. Chuyên ngành: ………………………
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc theo hợp đồng
1. Loại HĐLĐ: …………………………………………...……………………...
2. Thời hạn HĐLĐ: ………………………………..…………………………..
3. Thời điểm bắt đầu: …………………………………………………………….
4. Thời điểm kết thúc (nếu có): ………………………….………………………
5. Địa điểm làm việc: …………………………………..………………………
6. Bộ phận công tác: Phòng……………………………………………………
7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): …………………………………
8. Nhiệm vụ công việc như sau:
- Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà: .................................................
- Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.
- Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.
- Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.
Điều 2: Chế độ làm việc
1. Thời gian làm việc: ………………………………………………….………
2. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.
3. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Quyền của người lao động
a) Tiền lương và phụ cấp:
- Mức lương/Thù lao chính: …...…. VNĐ/tháng.
- Phụ cấp trách nhiệm (nếu có): ......... VNĐ/tháng
- Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.
- Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.
- Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.
- Hình thức trả lương: …………………………………………………………
b) Các quyền lợi khác:
- Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.
- Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và Quy chế tiền lương của Công ty.
- Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.
+ Nghỉ hàng tuần ………………………………………………………………
+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.
- Chế độ Bảo hiểm theo quy định của Nhà nước: .....................................
- Chế độ phúc lợi: ....................................................................................
2. Nghĩa vụ của người lao động
a) Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.
b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.
c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.
d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.
e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.
f) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.
g) Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động
a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).
b) Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian Hợp đồng còn giá trị.
c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Công ty.
d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Đảm đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.
Điều 5: Điều khoản thi hành
- Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.
- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày … tháng … năm.... Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
Hợp đồng này làm tại công ty X ngày … tháng… năm….
ĐẠI DIỆN CÔNG TY X NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
5. Quy định về việc ký hợp đồng lao động với người nước ngoài
5.1. Quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Những điều kiện của đối tượng lao động nước ngoài tại Việt Nam đảm bảo sự chất lượng cao và nhân thân tốt của nguồn lao động nước ngoài. Căn cứ vào Điều 151 BLLĐ năm 2019 quy định:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Thông thường các chuyên gia, kỹ sư lao động kỹ thuật cao đa phần đáp ứng điều kiện này. Việc đáp ứng yêu cầu về tuổi sẽ tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài tham gia nhiều ngành hơn, tránh việc người lao động bị lợi dụng do thiếu hiểu biết và nhận thức.
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Việt Nam đang cần nguồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật cao vì vậy người lao động cần được tuyển chọn kỹ lưỡng. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam còn yêu cầu người sử dụng lao động nước ngoài làm thủ tục giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của mình.
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. Quy định này của BLLĐ đảm bảo an ninh trật tự quốc gia bởi vì sự đa quốc tịch, quốc gia khi đến Việt Nam làm việc và sinh sống.
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. Giấy phép lao động là giấy tờ bắt buộc phải có của người lao động nước ngoài. Đây không chỉ là giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam mà còn là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của họ trong thời làm việc.
5.2. Quy định về thời hạn của Hợp đồng lao động
Thời hạn của hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều 151 BLLĐ năm 2019:
“Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”
5.3. Quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài là một sự kiện pháp lý quan trọng, ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp thuê và quyền, lợi ích của người nước ngoài.
Căn cứ vào Điều 43, BLLĐ năm 2019, các trường hợp chấm dứt với người lao động như sau:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
6. Thời hạn của hợp đồng lao động không vượt quá giấy phép lao động
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019 quy định về thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thể vượt quá thời hạn mà giấy phép lao động cho phép.
Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên để đảm bảo quyền lợi của mình nên thỏa thuận có thể giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
7. Căn cứ vào thị thực để tiếp tục hợp đồng lao động khi giấy phép lao động hết hạn được không?
Bộ LLLĐ 2019 không quy định về việc căn cứ vào thị thực để tiếp tục hợp đồng lao động khi giấy phép lao động hết hạn.
Người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài cần thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
8. Tư vấn hợp đồng lao động với người nước ngoài tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan thuê người lao động nước ngoài về VIệt Nam , Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Taslaw mang tới cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp sau:
-
Tư vấn khái quát về quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người nước ngoài
-
Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng lao động với người nước ngoài.
-
Tư vấn các thủ tục liên quan đến người nước ngoài lao động nước ngoài như: thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài…
-
Kịp thời giải quyết những vướng mắc và khó khăn của khách hàng.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng lao động với người nước ngoài, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn