Hoạt động nhượng quyền đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Hoạt động này không chỉ diễn ra giữa các chủ thể trong nước như Cộng cafe, Chè Chang Hi, Highlands Coffee,… mà nó còn có sự xuất hiện của chủ thể nước ngoài như StarBucks. Việc xuất hiện chủ thể nước ngoài khiến pháp luật điều chỉnh không còn thuần túy là pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Vậy các bên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua đâu, điều kiện và trách nhiệm của các bên là gì? TasLaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Quốc Tế Theo Quy Định.
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế là gì?
Trước khi đi đến định nghĩa của hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế, ta cần hiểu: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. (Căn cứ theo điều 284 Luật Thương mại 2005).
Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại (hay có thể được gọi là “hợp đồng nhượng quyền thương hiệu”) là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Việc nhượng quyền quốc tế có thể hiểu một bên trong quan hệ này là chủ thể nước ngoài. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì đây sẽ là hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động này bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế là hợp đồng nhượng quyền thương mại nhưng có tính chất nước ngoài: chủ thể ở nước ngoài, thương hiệu ở nước ngoài…
2. Đặc điểm của Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
2.1. Chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Do tính chất của hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế, nên chủ thể xác định một bên là thương nhân Việt Nam, bên còn lại là thương nhân nước ngoài. Chủ thể trong hợp đồng cũng cần thỏa mãn các điều kiện giống như chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung.
2.2. Hình thức Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Do đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế cũng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Việt. Trong trường hợp bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam (tức nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài) thì ngôn ngữ do sự thỏa thuận của các bên.
2.3. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Pháp luật Việt Nam hiện không quy định các bên phải áp dụng pháp luật nào để xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật sẽ áp dụng để điều chỉnh quyền, nghĩa vụ các bên. Do đó, nội dung trong hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà các bên có thể thỏa thuận áp dụng. Nếu các bên không thỏa thuận thì nội dung hợp đồng đực xác định theo pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng (Căn cứ theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015).
2.4. Các điều khoản cơ bản của mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Giống như những hợp đồng khác, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế cũng xác định tư cách pháp lý của các bên, đối với bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài, cần xác định quốc tịch để làm căn cứ điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng.
Các bên cần thỏa thuận các nội dung sau:
-
Nội dung nhượng quyền thương mại
-
Phạm vi nhượng quyền thương mại
-
Quyền và nghĩa vụ của các bên
-
Phân định quyền, trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành, tài chính của cửa hàng
-
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
-
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
-
Tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp
-
Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
-
Sự kiện bất khả kháng
-
Điều khoản chung
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế
Căn cứ vào thời điểm xảy ra tranh chấp, nội dung tranh chấp và hệ thống pháp luật các bên lựa chọn để xác định cơ quan giải quyết tranh chấp. Đó có thể là cơ quan Việt Nam hoặc cơ quan tài phán nước ngoài và có thể bị chi phối bởi hệ thống pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tế liên quan điều chỉnh.
4. Thực tế về nhượng quyền thương mại quốc tế
Hoạt động nhượng quyền đang trở nên phổ biến, thị trường trong nước liên tục xuất hiện những “ông lớn” trên thế giới hiện diện thương mại tại Việt Nam. Nhượng quyền thương mại quốc tế là một phương thức để những tên tuổi lớn được xuất hiện ở nhiều quốc gia hơn, tạo ra sự cạnh tranh giữa các thương hiệu, quy mô của hoạt động nhượng quyền càng lớn có thể tạo ra độ che phủ và tính cạnh tranh càng cao. Song, đi kèm điều đó thì điều kiện để một thương nhân được “nhận quyền” cũng lớn để các thương nhân “nhượng quyền” đảm bảo rằng chuỗi thương mại của mình ổn định về chất lượng và phát triển về số lượng.
Hiện nay, xu hướng giới trẻ “ưa thích” mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại hơn bởi tính mở của mô hình, họ không cần xây dựng thương hiệu, không cần bỏ công sức suy nghĩ công thức, bí mật kinh doanh nhưng vẫn được bên “nhượng quyền” đào tạo về mô hình kinh doanh, cách thức quản lý cũng như về sự hiện diện thương mại trong mắt khách hàng. Bên nhận quyền chỉ cần duy trì hiệu quả hoạt động, thực hiện đúng theo hướng dẫn của bên nhượng quyền.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế học thì xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nhất là khi mà các nền kinh tế với phân khúc bình dân càng mở rộng. Việt Nam đang trở thành một nơi với nhiều cơ hội phát triển, sự hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường tạo nên nhiều cơ hội kinh doanh trước nhiều lĩnh. Đây là một cơ hội cũng như thách thức cho các chuỗi nhượng quyền thương mại, họ có thể đi đầu xu hướng song những thách thức để duy trì tính ổn định của chuỗi không phải việc dễ dàng mà đòi hỏi sự cố gắng phát triển của bên nhận quyền và bên nhượng quyền.
5. Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế theo tháng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn