Công trình xây dựng là những tài sản có giá trị cao trong xã hội, điều này khiến cho việc thuê dịch vụ bảo vệ tài sản, an ninh trở nên phức tạp, nhiều vấn đề phát sinh và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Điều này tất yếu khiến cho hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ trở thành một trong những hợp đồng liên quan đến mối quan hệ giữa các bên thỏa thuận về việc đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản, công trình thông dụng nhất hiện nay. Trong bài viết này, TasLaw giới thiệu đến Quý khách hàng một số thông tin về hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng và cung cấp cơ bản mẫu hợp đồng thuê bảo vệ công trình xây dựng.
1. Hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng là gì
Hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng là một dạng của hợp đồng dịch vụ hay cụ thể hơn là một dạng của hợp đồng dịch vụ bảo vệ. Theo đó, hợp đồng thuê bảo vệ công trường là hợp đồng được ký kết giữa bên thuê dịch vụ bảo vệ và bên cung ứng dịch vụ bảo vệ xây dựng. Hợp đồng thuê bảo vệ công trình là hợp đồng chỉ được ký kết giữa bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ bảo vệ công trình. Trong khi đó, các loại hợp đồng bảo vệ khác có thể được ký kết giữa bên thuê dịch vụ và trực tiếp người bảo vệ.
2. Hình thức của hợp đồng bảo vệ công trình
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng thuê bảo vệ công trình không có yêu cầu bắt buộc về hình thức. Do đó, theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 về hình thức hợp đồng nói chung, hợp đồng thuê bảo vệ công trường giữa bên thuê dịch vụ bảo vệ và bên cung ứng dịch vụ bảo vệ công trình có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Hợp đồng bảo vệ được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật nào?
Hợp đồng thuê bảo vệ công trình được điều chỉnh bởi các quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tập trung chủ yếu tại Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật dân sự, Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật lao động. Bởi lẽ hợp đồng thuê bảo vệ công trình là một loại của hợp đồng dịch vụ, thực hiện trong môi trường làm việc, lao động.
-
Các quy định về hợp đồng dịch vụ, xác lập, thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng tại Bộ luật Dân sự 2015.
-
Các quy định về lao động trong Bộ luật Lao động 2019.
-
Các quy định khác tùy theo từng hợp đồng.
4. Mẫu hợp đồng thuê bảo vệ công trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
Số:.../HĐDV/ABC
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Bộ luật Lao động hợp nhất 2019 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
Căn cứ thỏa thuận giữa các bên.
Hôm nay, ngày…tháng … năm … tại trụ sở công ty ABC, các bên gồm có:
BÊN A: CÔNG TY ABC
Địa chỉ : …
Mã số thuế : …
Đại diện : Ông/bà … Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại : … Fax: …
Tài khoản : …
BÊN B: ÔNG NGUYỄN VĂN Z
Số CMND/CCCD : … cấp ngày…/…/… tại …
Sinh ngày : …/…/…
Địa chỉ : …
Địa chỉ thường trú : …
Tài khoản : …
Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng thuê bảo vệ …/HĐLĐ-ABC với nội dung như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên A là người sử dụng lao động và thuê Bên B làm bảo vệ cho công trình của Bên A theo hợp đồng lao động xác định thời hạn trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày … đến ngày … Hai bên đồng ý thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng này.
Địa điểm làm việc là Công trình …, tại địa chỉ …
ĐIỀU 2: NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Công việc cụ thể mà bên B cần đảm nhận là:
-
Bảo vệ an ninh trật tự tại công trình;
-
Kiểm tra, giám sát những người có phận sự, khách và hàng hóa ra vào công trình theo quy định của Bên A;
-
Kiểm tra và phát hiện các hành vi hủy hoại, trộm cắp tài sản của Công ty. Ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho bên A về những hành động phá rối, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty;
-
…
ĐIỀU 3: MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN TRẢ LƯƠNG
3.1. Mức lương:
Mức lương hàng tháng Bên A chi trả mà Bên B được hưởng là: … VNĐ/giờ làm việc (… Việt Nam đồng). Ngoài ra, Bên B được nhận thêm phụ cấp bữa ăn chính, Bên A cung cấp cho Bên B phần ăn tại nhà ăn của nhà máy.
3.2. Hình thức trả lương:
Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:
-
Tên tài khoản :
-
Số tài khoản :
-
Ngân hàng :
-
Chi nhánh :
Bên A chịu mọi chi phí liên quan đến mở và chuyển khoản tiền lương. Chi phí duy trì tài khoản do Bên B chịu trách nhiệm.
3.3. Thời hạn trả lương:
Bên A sẽ thanh toán lương cho Bên B vào ngày 25 hàng tháng. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
ĐIỀU 4: CHẾ ĐỘ THƯỞNG VÀ LÀM THÊM GIỜ
4.1. Chế độ thưởng:
Trong quá trình làm việc, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng tháng và mức độ hoàn thành công việc của Bên B, Bên A quyết định áp dụng các hình thức thưởng sau theo quy chế thưởng đã công khai của Bên A:
-
Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng;
-
Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm;
-
Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động;
Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.
Quy chế thưởng được quy định trong phụ lục hợp đồng này.
4.2. Chế độ làm thêm giờ:
Nếu Bên B làm thêm giờ, tiền lương làm thêm giờ mà Bên B được hưởng tính như sau:
-
Vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 150%) tiền lương cơ bản.
-
Vào ngày nghỉ hằng tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 200%) tiền lương cơ bản.
-
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương bằng …. (tối thiểu 300%) tiền lương cơ bản.
-
Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
ĐIỀU 5: CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC, NÂNG LƯƠNG
Chế độ nâng bậc, nâng lương cho Bên B được áp dụng theo Quy chế nâng bậc, nâng lương hàng năm đã công khai của Bên A tại phụ lục hợp đồng này.
ĐIỀU 6: THỜI GIỜ LÀM VIỆC
6.1. Bên B làm việc … (tối đa 8 tiếng) tiếng một ngày, theo ca sáng, ca chiều hoặc ca tối. Ca làm việc của Bên B sẽ được Bên A phân công hàng tháng. Cụ thể thời gian làm việc như sau:
-
Ca sáng:
-
Ca chiều
-
Từ 2:00 đến …: Làm việc
-
…
-
Ca tối:
-
Từ 22:00 đến …: Làm việc
-
…
Thời giờ làm việc bình thường tối thiểu là 40 giờ trong 01 tuần và tối đa là 48 giờ trong 01 tuần.
6.2. Số giờ làm thêm của Bên B không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, Bên B sẽ được Bên A cho nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp Bên A không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho Bên B thì Bên B sẽ được hưởng lương làm thêm giờ.
ĐIỀU 7: CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP, NGHỈ LỄ
7.1. Chế độ nghỉ phép:
Số ngày nghỉ phép của Bên B được áp dụng theo quy định về số ngày nghỉ hằng năm với trường hợp làm không đủ năm. Bên B có số ngày nghỉ phép là 06 ngày và được hưởng nguyên lương.
7.2. Chế độ nghỉ lễ:
Bên B được được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
-
Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
-
Tết Âm lịch 05 ngày;
-
Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
-
Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
-
Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
-
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
-
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì Bên B được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
ĐIỀU 8: TRANG THIẾT BỊ CUNG CẤP
8.1. Bên B được Bên A cung cấp miễn phí trang thiết bị phục vụ công việc, theo đơn vị, số lượng, thời hạn sử dụng và ghi chú khác nếu có.
8.2. Trong quá trình làm việc, Bên B bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị được cung cấp theo đúng mục đích và phải bảo quản các trang thiết bị này. Điều này được quy định chi tiết tại phụ lục hợp đồng theo Quy định sử dụng bảo hộ lao động của Bên A.
ĐIỀU 9: CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
Bên B được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Bên A sẽ nộp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp cho Bên B tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức đóng sau:
-
Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A chi trả lần lượt là 17,3%; 3% và 1% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của Bên B.
-
Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A trích ra từ tiền lương của Bên B lần lượt là 8%; 1,5% và 1%.
ĐIỀU 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
10.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
-
Quyền của Bên A:
-
Điều hành và giám sát Bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng và theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh: sắp xếp, phân công, kiểm tra,…;
-
Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với Bên B theo quy định của pháp luật;
-
Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
-
Các quyền khác theo quy định pháp luật.
-
Nghĩa vụ của Bên A:
-
Thực hiện đầy đủ theo đúng hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của Bên B;
-
Thanh toán đầy đủ và đúng mức lương, chế độ và quyền lợi cho Bên B theo hợp đồng này;
-
Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
10.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
-
Quyền của Bên B:
-
Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn mức lương, yêu cầu Bên A đáp ứng chế độ và quyền lợi cho Bên B theo đúng hợp đồng này;
-
Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
-
Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
-
Nghĩa vụ của Bên B:
-
Thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động;
-
Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, an toàn lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của Bên A;
-
Bảo quản dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A và phải bồi thường theo quy định pháp luật nếu làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản;
-
Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
ĐIỀU 11: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Trường hợp Bên B gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại Hà Nội, thì Bên B phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của Bên B sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Bên B làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A hoặc tài sản khác do Bên A giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
ĐIỀU 12: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
12.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
-
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
-
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
-
Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
-
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.
12.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.
ĐIỀU 13: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
ĐIỀU 14: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
14.1. Mọi thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng phải có sự thỏa thuận của cả hai bên bằng văn bản.
14.2. Hợp đồng gồm … trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.
14.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
5. Nội dung về an toàn lao động trong hợp đồng bảo vệ công trình
An toàn lao động là giải pháp, phòng chống và giảm thiểu tác hại của nguy hiểm trong môi trường làm việc, đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình làm việc.
Bảo vệ công trình xây dựng là một công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Là một công việc có môi trường làm việc có khả năng rủi ro về an toàn cao, chế độ an toàn lao động đối với công việc này thường được quy định rõ ràng, minh bạch. Theo đó, các chế độ an toàn lao động trong hợp đồng thuê bảo vệ công trình được bên thuê dịch vụ bảo vệ và bên cung cấp dịch vụ bảo vệ công trình thỏa thuận xác định. Một số nội dung có thể kể đến là:
-
Tiêu chí về trình độ chuyên môn của người bảo vệ
-
Thỏa thuận về trang thiết bị bảo hộ, trang thiết bị làm việc
-
Các nội quy lao động mà người bảo vệ phải tuân thủ khi làm việc
-
Các chế tài vi phạm
-
Quyền và nghĩa vụ các bên trong trường hợp vi phạm an toàn lao động, vi phạm nội quy lao động đã thỏa thuận.
6. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê bảo vệ công trình
Hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng chấm dứt khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
-
Sự kiện theo thỏa thuận trong hợp đồng xảy ra (sự kiện đã được bên thuê bảo vệ và bên cung ứng dịch vụ bảo vệ thỏa thuận trong hợp đồng rằng nếu xảy ra thì hợp đồng sẽ chấm dứt).
-
Sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên đã thỏa thuận sẽ chấm dứt hợp đồng hoặc khi xảy ra các bên không thể tiếp tục thực hiện công việc theo hợp đồng.
-
Hai bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo hợp đồng.
-
Chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Cả bên thuê dịch vụ bảo vệ và bên cung ứng dịch vụ bảo vệ công trình đều có quyền rđơn phương chấm dứt hợp đồng với điều kiện thông báo trước cho bên còn lại trong thời hạn hợp lý. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại đến bên còn lại thì bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
7. Tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê bảo vệ công trình tại TasLaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ, hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng nói riêng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về hợp đồng thuê bảo vệ công trình
-
Tư vấn các quy định về hợp đồng thuê bảo vệ công trường tại Việt Nam
-
Tư vấn, tham gia soạn thảo mẫu hợp đồng bảo vệ công trình xây dựng
-
Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn