Việc đời sống xã hội phát triển đã kéo theo nhu cầu di chuyển của mỗi con người trong đó phát triển theo. Với nhu cầu di chuyển và lưu trú thường xuyên ở nhiều nơi, các khách sạn đã và đang là lựa chọn tối ưu, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của thị trường. Thị trường chuyển nhượng, cho thuê khách sạn cũng đang rất sôi nổi, từ đó phát sinh ra nhiều quan hệ mới, quan hệ về Hợp đồng hay còn gọi là Hợp đồng Thuê Khách Sạn cũng được ra đời nhằm đáp ứng được các yếu tố đó. Dưới đây, TASLAW xin giới thiệu tới các bạn về Hợp đồng Thuê Khách Sạn theo quy định Pháp Luật mới nhất.
1. Hợp đồng thuê khách sạn là gì?
Hợp đồng thuê khách sạn là văn bản mà các thông tin và điều khoản được soạn thảo, sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên thuê khách sạn thực hiện các công việc theo quy định của hợp đồng, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho thuê. Được phát sinh khi một trong hai bên là bên thuê hoặc bên cho thuê có nhu cầu thuê hoặc cho thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà ở, khách sạn hoặc căn hộ để thực hiện mục đích kinh doanh khách sạn mới.
2. Nội dung trong hợp đồng thuê khách sạn mẫu
Một Hợp đồng thuê khách sạn chuẩn sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin cá nhân của cả bên thuê và bên cho thuê gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, tên doanh nghiệp đại diện và những thông tin liên quan (nếu có), …
- Đối tượng của hợp đồng: địa điểm và diện tích của nhà ở/ khách sạn/ căn hộ thuê hoặc cho thuê, mục đích thuê hoặc cho thuê
- Đơn giá và phương thức thanh toán
- Thời hạn thuê và thời điểm giao nhận
- Nghĩa vụ và quyền của bên cho thuê
- Nghĩa vụ và quyền của bên thuê
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Các thỏa thuận khác
- Chữ ký xác nhận của hai bên

3. Mẫu hợp đồng thuê khách sạn theo quy định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
HỢP ĐỒNG THUÊ KHÁCH SẠN
Căn cứ Bộ Luật dân sự 33/2005/QH 11 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006
Căn cứ nhu cầu thuê mặt bằng của ……………………, cũng như khả năng cho thuê mặt bằng.
Hôm nay, ngày…tháng…năm…
Chúng tôi gồm có:
BÊN CHO THUÊ (BÊN A)
Ông/ bà: ............................ Sinh ngày: ………………
CMND số: …………………. cấp ngày: ……………. tại: ……………….
Hộ khẩu: ................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................
Điện thoại: ............................. Fax: ...................................................
Tài khoản ngân hàng số: ............................ tại ngân hàng: ....................
chi nhánh: .............................. tên chủ tài khoản: ....................
Là chủ sở hữu của .............................................................
BÊN THUÊ (BÊN B)
Ông/bà: ..................................... Sinh ngày: ...........................
CMND số: ................................... cấp ngày: ....................... tại: .....................
Hộ khẩu: .................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................
Điện thoại: ....................................... Fax: .......................
Tài khoản ngân hàng số: ............................ tại ngân hàng: ....................
chi nhánh: ......................... tên chủ tài khoản: ................................
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng thuê mặt bằng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho Bên B thuê ngôi nhà (khách sạn) (căn hộ) tại địa chỉ ………….. thuộc sở hữu hợp pháp của Bên A.
Chi tiết mặt bằng như sau:
- Toàn bộ mặt bằng tại địa chỉ ……………………………, với tổng diện tích sử dụng là …. m2; diện tích xây dựng là …. m2; diện tích chưa sử dụng còn lại là …. m2
- Mục đích thuê: Kinh doanh dịch vụ khách sạn
ĐIỀU 2: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Giá cho thuê mặt bằng cố định kể từ khi ký hợp đồng là .................. đồng/ tháng
(Bằng chữ: ...............................)
2.1.1. Giá thuê trên không bao gồm các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại, internet, fax và các dịch vụ khác. Các chi phí này sẽ do bên B chịu trách nhiệm thanh toán cho các cơ quan cung cấp dịch vụ cho mặt bằng kể từ sau ngày ký hợp đồng này.
2.1.2. Giá trên cũng không bao gồm thuế VAT, thuế môn bài, thuế nhà hoặc các loại thuế khác. Mọi chi phí này nếu phát sinh thì sẽ do bên B thanh toán
2.2. Phương thức thanh toán:
- Tiền thuê mặt bằng được thanh toán … tháng một lần, và được thanh toán vào ngày … hàng tháng.
- Trường hợp bên B thanh toán trễ sẽ tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng ….. nhân với số ngày trễ hạn.
- Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
ĐIỀU 3: THỜI HẠN THUÊ VÀ THỜI ĐIỂM GIAO NHẬN MẶT BẰNG
3.1. Thời hạn thuê mặt bằng nêu trên là ................ kể từ ngày ..... tháng .... năm .....
3.2. Thời điểm giao nhận mặt bằng là ngày ........ tháng ........ năm ........
3.3. Khi hết hạn thuê nêu trên, nếu hai bên có nhu cầu và muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng mới.
3.4. Ngược lại, khi hết hạn thuê nêu trên mà hai bên không tiếp tục ký hợp đồng mới thì bên B phải trả lại mặt bằng cho bên A ngay khi chấm dứt hợp đồng thuê. Bên B sẽ có thời hạn là 30 ngày để dọn dẹp, vận chuyển tài sản, trang thiết bị thuộc sở hữu của bên B và trả lại mặt bằng cho bên A.
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN CHO THUÊ (BÊN A)
4.1. Nghĩa vụ của bên A:
-
Bảo đảm mặt bằng cho thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên A, không có sự tranh chấp quyền lợi từ cá nhân hay tổ chức nào khác.
-
Giao mặt bằng và trang thiết bị gắn liền với mặt bằng (nếu có) cho bên B theo đúng hợp đồng;
-
Tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi cho bên B được làm việc và kinh doanh tại mặt bằng thuê.
-
Hỗ trợ về mặt pháp lý cho bên B trong việc đăng ký hoạt động kinh doanh có liên quan đến địa chỉ thuê.
-
Bảo dưỡng, sửa chữa mặt bằng theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận; nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa mặt bằng mà gây thiệt hại cho bên B, thì phải bồi thường;
4.2. Quyền của bên A:
a) Yêu cầu bên B trả đủ tiền thuê mặt bằng đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận;
b) Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng mà bên A cải tạo mặt bằng và được bên B đồng ý thì bên A được quyền điều chỉnh giá cho thuê mặt bằng. Giá cho thuê mặt bằng mới do các bên thoả thuận; trong trường hợp không thoả thuận được thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng và phải bồi thường cho bên B theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu bên B có trách nhiệm trong việc sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi của bên B gây ra;
d) Cải tạo, nâng cấp mặt bằng cho thuê khi được bên B đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên B sử dụng mặt bằng;
e) Được lấy lại mặt bằng cho thuê khi hết hạn hợp đồng thuê, nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước 6 tháng;
f) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng nhưng phải báo cho bên B biết trước ít nhất 30 ngày nếu không có thỏa thuận khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên B có một trong các hành vi sau đây:
-
Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
-
Sử dụng mặt bằng không đúng mục đích thuê như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
-
Tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ mặt bằng đang thuê;
-
Chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại mặt bằng đang thuê mà không có sự đồng ý của bên A;
-
Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên A hoặc các đơn vị liên quan lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN THUÊ (BÊN B)
5.1. Nghĩa vụ của bên B:
-
Sử dụng mặt bằng đúng mục đích đã thỏa thuận, có trách nhiệm trong việc sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;
-
Trả đủ tiền thuê mặt bằng đúng kỳ hạn đã thỏa thuận;
-
Trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong thời gian thuê mặt bằng;
-
Trả mặt bằng cho bên A theo đúng thỏa thuận;
-
Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê mặt bằng hoặc cho người khác thuê lại trừ trường hợp được bên A đồng ý bằng văn bản;
-
Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực đang thuê;
-
Giao lại mặt bằng cho bên A trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định
5.2. Quyền của bên B:
a) Nhận mặt bằng và trang thiết bị gắn liền (nếu có) theo đúng thoả thuận;
b) Được đổi hoặc cho thuê lại mặt bằng đang thuê với bên thuê khác, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;
c) Được thay đổi cấu trúc mặt bằng nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;
d) Yêu cầu bên A sửa chữa mặt bằng đang cho thuê trong trường hợp bị hư hỏng nặng;
e) Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên A trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu mặt bằng;
f) Được ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp, nếu đã hết hạn thuê mà mặt bằng vẫn dùng để cho thuê;
g) Được ưu tiên mua mặt bằng đang thuê, khi bên A thông báo về việc bán mặt bằng;
h) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng nhưng phải báo cho bên A biết trước ít nhất 30 ngày nếu không có thỏa thuận khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên A có một trong các hành vi sau đây:
-
Không sửa chữa mặt bằng khi có hư hỏng nặng;
-
Tăng giá thuê mặt bằng bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê biết trước theo thỏa thuận;
-
Quyền sử dụng mặt bằng bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
ĐIỀU 6: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết;
- Trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải;
- Nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật giải quyết.
ĐIỀU 7: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
- Trong trường hợp muốn thay đổi hợp đồng này phải được sự đồng ý của hai bên và phải được lập thành phụ lục. Trong trường hợp không có sự thay đổi, hai bên sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng đến khi chấm dứt hợp đồng.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, và các bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)
|

4. Một số lưu ý cho các bên khi thực hiện hợp đồng thuê khách sạn
- Tư cách chủ thể đăng ký kinh doanh không chuyển đổi từ bên cho thuê sang bên thuê. Khi ký hợp đồng thuê khách sạn, giữa các bên cần chia tách, “phân vai” giữa chủ thể quản lý trực tiếp và chủ thể hoạt động thực tế (quản lý điều hành công việc kinh doanh) dựa trên một số nghĩa vụ cần thực hiện, đó là:
- Nghĩa vụ dưới các quy định về quản lý du lịch và hoạt động lưu trú theo quy định như xin cấp mới, bổ sung giấy phép chức năng, thực hiện các thủ tục đăng ký có liên quan, bên chịu trách nhiệm thực hiện;
- Chủ thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Thỏa thuận để giải quyết đối với các trách nhiệm pháp lý, tranh chấp phát sinh trong quá trình thuê khách sạn giữa các bên và xảy ra cho khách lưu trú, bên thứ ba.
- Các quy định bảo vệ quyền lợi, phòng tránh rủi ro cho các bên, khách sạn, tài sản, lợi ích của khách thuê thông qua yêu cầu về mua và duy trì các loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản bắt buộc hoặc biện pháp thay thế tương đương được đề nghị áp dụng nghiêm ngặt theo thỏa thuận.
5. Rủi ro khi không lập hợp đồng thuê khách sạn
Rủi ro là điều tất yếu trong việc kinh doanh, thương mại. Để giảm chỉ số rủi ro xuống mức thấp nhất và hạn chế được các phát sinh không đáng có thì các doanh nghiệp hay cá nhân thường lựa chọn giao kết Hợp đồng. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận và không có hợp đồng ghi nhận những điều đó, khi phát sinh tranh chấp không đáng có xảy ra sẽ dẫn tới nhiều hệ quả tác động tiêu cực tới đối tượng của quan hệ đó như: thiếu cơ sở để giải quyết; các bên khó hoặc không thống nhất được các nội dung với nhau; không được pháp luật bảo hộ; không có căn cứ để xử lý vi phạm….
Thêm vào đó, có thể dẫn tới những hệ quả xấu trong quá trình điều hành kinh doanh khách sạn như: Không có cơ sở để đánh giá vấn đề rủi ro, thiệt hại, bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách sạn, tài sản, chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tài sản, không thực hiện nghĩa vụ nhà nước, vi phạm pháp luật trong kinh doanh, nghĩa vụ bàn giao, sử dụng, khấu hao tài sản, trách nhiệm giữ lại, chế độ quản lý, sổ sách báo cáo theo quy định.
6. Tư vấn hợp đồng thuê khách sạn uy tín tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Hợp đồng Thuê Khách Sạn theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn