Hiện nay, hoạt động ủy thác đầu tư phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn hình thức. Để tiến hành hoạt động ủy thác đầu tư, các bên bao gồm bên ủy thác và bên nhận ủy thác sẽ thỏa thuận với nhau từ đó thể hiện ý chí của mình dưới dạng văn bản hay còn gọi là Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư. Bài viết dưới đây, TASLAW sẽ giới thiệu đến các bạn những vấn đề về Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư theo Pháp Luật Hiện Hành.
1. Hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản về việc một bên sẽ ủy thác cho bên khác để thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích đem lại lợi nhuận. Uỷ thác đầu tư hay nhận vốn đầu tư thuộc hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Kinh doanh ủy thác đầu tư là kết quả của mối quan hệ giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Trong đó bên ủy thác đã giao tài sản của mình cho người có đủ tín nhiệm (bên nhận ủy thác) làm đầu tư phục vụ lợi ích của khách hàng. Bên ủy thác sẽ nhận được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nhưng cũng sẽ phải chịu mọi rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư. Còn với bên nhận ủy thác sẽ chỉ nhận được một khoản phí gọi là phí ủy thác. Mức phí ủy thác sẽ được quy định theo như thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

2. Điều kiện để ký hợp đồng ủy thác đầu tư
Khi ký hợp đồng ủy thác đầu tư, các bên cần tuân theo những điều kiện sau:
-
Thực hiện ủy thác đầu tư trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà Luật không cấm.
-
Bên nhận ủy thác phải sử dụng vốn của bên ủy thác cho các hoạt động đúng với mục đích, nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác.
-
Hợp đồng ủy thác đầu tư được lập thành văn bản có xác nhận của các bên và phải tuân theo các pháp luật về nội dung của hoạt động ủy thác đầu tư.
-
Việc thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư được thực hiện dựa trên các căn cứ quy định tại luật dân sự, luật đầu tư, luật chứng khoán, luật tín dụng, luật thương mại và các văn bản liên quan khác.
-
Chủ thể đại diện các bên tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có thẩm quyền để giao kết hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…..ngày….tháng….năm…..
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ
Số: ……..HĐUTĐT/
Căn cứ vào luật dân sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào luật đầu tư Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào luật thương mại Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào luật doanh nghiệp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nhu cầu và khả năng của mỗi bên và sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên A và B.
Chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN A):…………………………………………….
CMND SỐ: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………
Điện thoại :…………………………………………………………………….…
Email: ………………………………………………………………………………
Tài khoản: …………………………………………………………………………..
BÊN NHẬN ỦY THÁC (BÊN B):………………………………………………
SỐ GCNĐKKD: ……………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính : ………………………………………………………………..
Điện thoại :……………………………………………………….………………….
Email :……………………………………………………………….…………….
Người đại diện:………………………………. Chức danh:………………………
CMND/Hộ chiếu:……… ………Cấp ngày: Tại: …………………………………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………….
Tài khoản : …………………………………………………………………………..
Hai bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng Ủy thác đầu tư với các điều khoản như sau:
Điều 1. Nội dung:
Bên A ủy thác cho bên B thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hàng hóa, sản phẩm bao gồm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số tiền ủy thác đầu tư là:……………………………………………………………
Thời hạn đầu tư:
Từ ngày………………………đến ngày……………………………………………
Điều 2. Nghĩa vụ và quyền lợi các bên:
2.1. Nghĩa vụ và quyền lợi của Bên A:
Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp tài liệu về quyền được nhận ủy thác đầu tư.
Giám sát kiểm tra bên nhận ủy thác thực hiện hợp đồng.
Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin về việc thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác cho bên nhận ủy thác.
Chuyển vốn cho bên nhận ủy thác như thỏa thuận.
Quyền lợi và nghĩa vụ khác:………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đầu tư:
Được nhận phí ủy thác theo thỏa thuận,
Từ chối yêu cầu của bên ủy thác nếu vi phạm quy định của pháp luật.
Yêu cầu bên ủy thác cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện hoạt động.
Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng.
Thông báo kịp thời nội dung thực hiện hoạt động đầu tư cho bên ủy thác.
Quyền lợi và nghĩa vụ khác:…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Điều 3. Phân chia lợi nhuận và cách thức thanh toán
3.1. Phân chia lợi nhuận:
Lợi nhuận sẽ được phân chia hàng tháng nếu tháng đó có lợi nhuận. Bên A sẽ được hưởng ….% và bên B được hưởng …..% lợi nhuận.
Lợi nhuận hàng tháng được chia vào ngày cuối tháng.
Trong trường hợp rủi ro, tháng nào bị lỗ thì số lỗ đó sẽ được dùng để trừ vào lợi nhuận của tháng sau. Phần lợi nhuận còn lại của tháng sau đó mới được dùng để phân chia lợi nhuận cho các bên.
Lợi nhuận sau khi đã được chia cho bên B thì sẽ hoàn toàn thuộc về bên B. Trong trường hợp rủi ro, tài khoản sau đó nếu có bị lỗ thì bên B cũng không phải bỏ số tiền lợi nhuận đã được chia trước đó để bù số lỗ sau này.
3.2. Phương thức thanh toán:
Có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Điều 4. Phương thức giải quyết tranh chấp
Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản được ghi trong hợp đồng.
Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trường hợp thương lượng và hòa giải không thành hai bên có thể giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký
Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|

4. Căn cứ pháp lý để soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Hợp đồng ủy thác đầu tư đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
-
Điều 90 Luật Chứng khoán 2019.
-
Điều 11 Luật Chứng khoán 2019
-
Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP
-
Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP
5. Rủi ro từ hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Trong hợp đồng ủy thác đầu tư tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng sẽ mang lại những rủi ro nhất định, những kết quả không mong đợi cho các chủ thể của hợp đồng ủy thác trong quá trình ký kết hay thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư.
Do pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có khung pháp lý cụ thể về quan hệ ủy thác nói chung, ủy thác đầu tư nói riêng nên vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các chủ thể khi thực hiện giao kết và thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư. Thêm vào đó, sự lỏng lẻo về tính pháp lý trong hoạt động nhận ủy thác đầu tư giữa các loại chủ thể như cá nhân/nhóm, cá nhân/doanh nghiệp khiến rủi ro của các nhà đầu tư ủy thác rất cao.
Với việc các bên hiện nay thường có xu hướng rút gọn quy trình, rút ngắn thời gian giao kết nên thường hợp đồng sẽ do bên nhận ủy thác soạn thảo sẵn, trong đó có bao gồm các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ có lợi hơn cho bên nhận ủy thác. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn bởi nó liên quan trực tiếp đến các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, hợp đồng ủy thác được các bên ký kết sẽ là căn cứ để giải quyết. Điều này mang lại không ít rủi ro cho bên ủy thác đầu tư.
Trường hợp bên nhận ủy thác phá sản, hay có các hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn, lạm dụng tín nhiệm…Thì sẽ là rủi ro rất lớn đối với bên ủy thác.
Vậy nên, rủi ro đối với bên ủy thác khi giao kết hợp đồng ủy thác đầu tư sẽ rất lớn nếu không quy định rõ ngay từ khâu thỏa thuận. Do đó, các chủ thể của hợp đồng ủy thác đầu tư cần hiểu rõ pháp luật về hoạt động ủy thác đầu tư hoặc có thể liên hệ các bên tư vấn đề quá trình đầu tư được thuận lợi và chặt chẽ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc soạn thảo và tư vấn hợp đồng, TasLaw tự tin sẽ giúp quý khách hàng hoàn thiện các loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng ủy thác đầu tư.
6. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư
6.1. Thông tin các bên trong hợp đồng
Thông tin các bên trong hợp đồng ủy thác đầu tư gồm tên công ty, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện. Chủ thể trong hợp đồng ủy thác đầu tư bên nhận ủy thác thường là các pháp nhân có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện thay hoạt động đầu tư cho bên ủy thác. Đây có thể được cho là hình thức dễ dàng đem lại lợi nhuận, có sự rủi ro hạn chế hơn. Bên nhận ủy thác trong hợp đồng chủ yếu là các ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính, các quỹ đầu tư...
6.2. Nội dung ủy thác
Điều khoản này sẽ quy định về nội dung của hoạt động ủy thác đầu tư trong hợp đồng này, bao gồm các thông tin về đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác (dự án sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu....) và mục đích ủy thác (để hợp tác đầu tư kinh doanh hàng hóa, sản phẩm dịch vụ do bên nhận ủy thác đầu tư hoặc hợp tác đầu tư....)
Vốn ủy thác, thời gian giao vốn ủy thác, rút vốn ủy thác trước thời hạn
Điều khoản mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư có thể có nội dung như sau:
-
Thời hạn ủy thác đầu tư: Ngày bắt đầu ủy thác, ngày hết hạn ủy thác đầu tư.
-
Giá trị vốn ủy thác đầu tư.
-
Trách nhiệm phát sinh khi rút vốn ủy thác trước hạn
6.3. Chi phí ủy thác đầu tư
Chi phí ủy thác là .....% lợi nhuận(sau thuế)/tháng. Mọi rủi ro hoàn toàn do bên ủy thác chịu trách nhiệm.
Ở đa số các mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư sẽ ghi nhận chi phí ủy thác đầu tư gồm:
-
Phí quản lý. Đây là các khoản phí mà người quản lý quỹ thu cho các dịch vụ của họ quản lý quỹ ủy thác đầu tư.
-
Phí hàng năm: bao gồm chi phí đầu tư quỹ và thường dao động từ 0,5% đến 1%.
-
Phí thực hiện: Một số quỹ đầu tư tính phí thực hiện khi quỹ ủy thác vượt trội hơn một điểm chuẩn cụ thể, ví dụ, nếu một ủy thác tăng gấp đôi giá trị thì một khoản phí bổ sung có thể được tính, nếu nó không đạt đến mức đó thì nó sẽ không được áp dụng.
-
Lãi suất cố định. Một số quỹ đầu tư hiện đánh lãi suất cố định thay vì phí%,
6.4. Quyền của bên ủy thác
Một số nội dung mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư về quyền của bên ủy thác như sau:
-
Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh bên nhận ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật,
-
Yêu cầu bên nhận ủy thác báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác,
-
Giám sát, kiểm tra việc bên nhận ủy thác thực hiện nội dung, phạm vi được ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác,
6.5. Nghĩa vụ của bên ủy thác
Một số nội dung mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư về nghĩa vụ của bên ủy thác như sau:
-
Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng của bên nhận ủy thác để đảm bảo bên nhận ủy thác có đủ khả năng thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác,
-
Chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác
-
Cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin, tài liệu có liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác
-
Không được can thiệp vào việc đầu tư của bên ủy thác
-
Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác
6.6. Quyền của bên nhận ủy thác
Một số nội dung mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư về quyền của bên nhận ủy thác như sau:
-
Từ chối các yêu cầu của bên ủy thác liên quan đến phạm vi và nội dung ủy thác, đối tượng ủy thác không được quy định tại hợp đồng ủy thác hoặc không đúng quy định pháp luật,
-
Được nhận phí ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác,
Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
6.7. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
Nội dung mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác có thể gồm:
-
Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động của bên ủy thác để đảm bảo bên ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện đúng nội dung, phạm vi ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác;
-
Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ủy thác của đối tượng ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác
-
Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên ủy thác về tình hình thực hiện nội dung ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
-
Chuyển trả cho bên ủy thác tất cả lợi ích hợp pháp, các hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định tại hợp đồng ủy thác.
-
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn, bên nhận ủy thác chuyển trả cho bên ủy thác số tiền ủy thác chưa giải ngân, tất cả lợi ích hợp pháp và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến ngày chấm dứt hợp đồng ủy thác trước hạn theo quy định tại hợp đồng ủy thác.
6.8. Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng
Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư thường quy định. Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của bên ủy thác.

7. Cá nhân có được nhận ủy thác đầu tư hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-NHNN, có ghi nhận về việc nhận ủy thác đầu tư như sau “Tổ chức tín dụng (trừ công ty tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh.”
Tại khoản 2 Điều 54 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng đề cập về chủ thể có quyền nhận ủy thác đầu tư “Cổ đông nhận ủy thác đầu tư cho tổ chức, cá nhân khác phải cung cấp cho tổ chức tín dụng thông tin về chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mà mình nhận ủy thác đầu tư trong tổ chức tín dụng”.
Theo đó cá nhân có quyền nhận ủy thác đầu tư khi có đủ các điều kiện luật định. Trường hợp cá nhân tự đứng ra nhận tiền ủy thác mà không thực hiện hợp đồng ủy thác hay có hành vi lẩn trốn nhằm trốn trách trách nhiệm hoàn lãi cho người ủy thác hoàn toàn có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Dịch vụ tư vấn hợp đồng uỷ thác đầu tư tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Hợp đồng Ủy thác Đầu tư theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn