Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng vì thế mà được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên đây là hợp đồng phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý. Chính vì vậy, trong bài viết này, Taslaw sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp đồng dân sự. Theo điều 145, Bộ luật hàng hải năm 2015 có quy định như sau “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.”
Hợp đồng vận chuyển đường biển được quy định rõ ràng về địa vị pháp lý, mối quan hệ của từng bên trong hợp đồng. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chính là hoạt động cung ứng dịch vụ của người vận chuyển dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hàng đường biển đã được ký kết giữa hai bên.
2. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Dựa vào phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có 2 loại hợp đồng vận chuyển chính là: hợp đồng thuê tàu chợ theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng chuyển theo chuyến.
2.1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 146, Bộ luật hàng hải 2015 “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.”
Ưu nhược điểm khi giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển như sau:
Về ưu điểm:
-
Phù hợp với khối lượng hàng nhỏ, vừa, lô hàng lẻ
-
Hợp đồng thuê thường là tàu chợ - tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, có lịch trình, giá thuê cho biểu mẫu. Điều này thuận tiện cho chủ hàng hóa tính toán được chi phí
-
Thủ tục ký kết hợp đồng này thuận tiện nhanh chóng, thuận tiện
Về nhược điểm:
2.2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Dựa vào khoản 2, Điều 146, Bộ luật hàng hải 2015 quy định: “Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến” .
Những ưu nhược điểm khi sử dụng hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến như sau:
Ưu điểm:
-
Tàu chuyến trong hợp đồng này chạy linh hoạt không theo một tuyến đã định trước mà theo yêu cầu của chủ hàng
-
Hàng hóa được vận chuyển là hàng hóa lớn, đầy tàu và vận chuyển nhanh
-
Giá cước rẻ hơn
-
Thay đổi cảng xếp, cảng dỡ một cách dễ dàng
Nhược điểm
3. Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
3.1. Chủ thể của hợp đồng
Theo Điều 147 Bộ luật hàng hải 2015, chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Ngoài ra còn có cá chủ thể có quyền và nghĩa vụ quan trọng như: người đại lý, ủy thác, thuyền trưởng, chủ tàu, những người làm công trên tàu.
3.2. Điều kiện liên quan tới tàu biển
Theo khoản 1, Điều 4, Bộ luật hàng hải năm 2015: “Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới nước bao gồm tàu thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ”;
Khoản 1 điều 14, Bộ luật hàng hải năm 2015: “Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của VIệt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời màn cờ quốc tịch Việt Nam.”
Từ những quy định pháp luật, rút ra những điều kiện về tàu biển như sau:
- Đáp ứng yêu cầu về đăng ký, treo cờ, đăng kiểm tàu biển theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
- Quy chuẩn kỹ thuật
- Giấy chứng nhận và tài liệu tàu biển phải có đủ danh mục giấy chứng nhận tài liệu theo phụ lục I của Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT
3.3. Điều kiện hàng hóa để vận chuyển
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển thường là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện sau:
(i) Thuộc các động sản hữu hình được quy định tại Khoản 2 Điều 145 Bộ luật hàng hải 2015
(ii) Do người thuê vận chuyển cung cấp theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
(iii) Được chứng thực vào vận đơn
3.4 Quy định về địa điểm và phương thức giao nhận
Địa điểm giao hàng theo thỏa thuận
Khoản 1 Điều 145 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.”
Cảng trả hàng là địa điểm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển và nội dung thỏa thuận này phải phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa đã được bên mua và bên bán ký kết.
Quy định về cảng nhận hàng
Cũng căn cứ theo Khoản 1 Điều 145 Bộ luật hàng hải năm 2015, cảng nhận hàng hay nơi bốc hàng là địa điểm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển. Trong trường hợp, có nhiều người thuê vận chuyển mà không thỏa thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
Quy định về phương thức giao nhận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
-
Đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ: Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận, thích hợp. .
-
Đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyển: các bên có thể thỏa thuận với nhau về điều kiện chuyên chở hàng hóa. Theo điều 183 Bộ luật hàng hải năm 2015, người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc bốc hàng, chằng buộc hàng hóa ở trê tàu biển.
4. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm các điều khoản cơ bản của Hợp đồng dân sự.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng… năm…
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Số:…./…
Hôm nay, ngày…tháng…năm…. tại địa chỉ ………………………………
Chúng tôi gồm:
BÊN A (BÊN VẬN CHUYỂN):…………………………………………………………………………………………………
Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………..
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): …………………………………………………………….
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: …………………………………………….……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………………………………………………
Chức danh:……………………………………………………………………….……………………………………………
Số tài khoản: …………………………………………………………………….……………………………………………
Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………….……………………………………………
BÊN B (BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN): …………………………………………………………………………………………
Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/ mã số thuế): ………………………………………………………….
Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: …………………………………………….……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………………………………………………
Chức danh:…………………………………………………………………….……………………………………………
Số tài khoản: ………………………………………………………………….……………………………………………
Tại Ngân hàng: ……………………………………………………………….……………………………………………
Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………………………………………………
Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………………………………………………
CMND/CCCD số:…………………..Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:……………………..…Email:………………………………………………………………………
ĐIỀU 1: HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
Bên B thuê bên A vận chuyển ……………………. với nội dung cụ thể sau:
Loại hàng hoá:……………………………………………………………………………………………………………
Số lượng:……………………………………………………………………..……………………………………………
Khối lượng:…………………………………………………………………………………………………………………
Xuất xứ:……………………………………………………………………….……………………………………………
Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ (nếu cần):………………………………….……………………………………
ĐIỀU 2: THÔNG TIN VỀ GIAO NHẬN CỦA BÊN B
1. Thời gian giao hàng: …giờ ngày…/…/…
2. Địa điểm giao hàng:…………………………………………………………
3. Người đại diện giao hàng của bên B:
Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ……………………………………………………………
Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………..……………………………………………
Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………………………………………..……………………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:……………………..…Email:………………………………………………………………………
4. Thời hạn nhận hàng là trước…giờ ngày…/…/…
5. Địa điểm nhận hàng:………………………………………………………………………………………………………
6. Người đại diện nhận hàng của bên B:
Ông/ Bà:…………………………………..…Giới tính: ……………………………………………………………………
Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………..……………………………………………
Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………………………………………..……………………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:……………………..…Email:………………………………………………………………………
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN
1. Bên A gửi phương án và lộ trình vận chuyển tối ưu phù hợp nhất cho bên B trước …giờ ngày…/…/…
2. Hai bên nhất trí vận chuyển hàng hóa tại Điều 1 hợp đồng với nội dung cụ thể sau:
Vận chuyển bằng: đường thuỷ
Phương tiện vận chuyển:……………………………………………………………………………………………………
Động cơ tổng công suất:………………………………………………………….mã lực
Trọng tải (đối với phương tiện không có động cơ):……………………………………………………………………………
Sức chứa:…………………………………………………………………….……………………………………………
Số lượng phương tiện:………………………………………………………………………………………………………
3. Bên A có trách nhiệm kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển để đảm bảo quá trình vận chuyển trong thời gian từ ngày…/…/… đến ngày…/…/…
4. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà bên B chưa có hàng sau……phút thì bên B phải chứng nhận cho bên A mang phương tiện về và thanh toán chi phí cho bên A.
5. Nếu bên A đã đưa phương tiện vận chuyển đến địa điểm nhận hàng mà người đại diện bên B không có mặt trong… phút thì bên A có quyền nhờ UBND tại địa điểm nhận hàng xác nhận và yêu cầu bên B thanh toán chi phí cho bên A.
ĐIỀU 4: CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
1. Bên A có trách nhiệm yêu cầu bên B chuẩn bị hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng đang vận chuyển.
2. Bên A phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải:
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện nội thủy;
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Giấy phép lái tàu thuỷ;
……
ĐIỀU 5: THANH TOÁN
1. Bên A đồng ý vận chuyển hàng hóa cho bên B với giá ………VNĐ (Bằng chữ:…………………Việt Nam Đồng)
2. Chi phí phụ bên B phải thanh toán cho bên A là:
Chi phí điều tàu một số quãng đường không chở hàng là ….đồng/ km.
Cước qua phà là …………… đồng.
Chi phí chuyển tải là …………… đồng.
Phí tổn vật dụng che chắn hàng hoá là ………….. đồng.
Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là ………….. đồng.
Lệ phí bến đỗ phương tiện là …………… đồng.
Cảng phí …………… đồng.
Hoa tiêu phí ………….. đồng.
3. Tổng số tiền bên B phải thanh toán cho bên A là ………VNĐ (Bằng chữ:…………………Việt Nam Đồng)
4. Nếu không có thoả thuận khác, bên B sẽ thanh toán cho bên A thành 02 làn:
Lần 1: Sau khi hợp đồng này có hiệu lực, bên B sẽ thanh toán trước cho bên A …% tổng chi phí;
Lần 2: Sau khi bên A bàn giao hàng hóa cho bên B theo đúng thỏa thuận, bên B sẽ thanh toán cho bên A …% tổng chi phí còn lại.
5. Hình thức thanh toán: Tiền mặt/ Chuyển khoản
6. Tài khoản (nếu cần):
Chủ tài khoản:
Số tài khoản:
Tại Ngân hàng:
ĐIỀU 6: ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM
Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí đăng ký bảo hiểm như sau:
1. Bên A phụ trách chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận chuyển với công ty bảo hiểm……………………..
2. Bên B phụ trách chi phí mua bảo hiểm hàng hoá với công ty bảo hiểm………….
ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A
1. Quyền của bên bên A
Yêu cầu bên B cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó;
Yêu cầu bên B thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
Từ chối vận tải nếu bên B không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng;
Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp bên B không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
2. Nghĩa vụ của bên A:
Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận tải và giao hàng hóa cho bên B theo thoả thuận trong hợp đồng;
Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tiện đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
Thông báo cho bên B biết người đại diện giao nhận của bên A, thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến trước…..ngày;
Dỡ hàng hóa trên phương tiện xuống và đặt đúng nơi bên B yêu cầu;
Bồi thường thiệt hại cho bên B do bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;
ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B
1. Quyền của bên B:
- Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà bên A đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên A giao hàng hóa đúng địa điểm, thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển
- Yêu cầu bên A thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá chậm;
- Yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại nếu bên A làm mất mát toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng quy định tại Điều…hợp đồng này;
2. Nghĩa vụ của bên B:
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hóa cho bên A; giao hàng hóa cho bên A đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng hoá;
- Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho bên A;
- Người đại diện bên B phải đến nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; phải xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tuỳ thân cho bên A trước khi nhận hàng hoá.
ĐIỀU 9: MỨC PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có các quyền yêu cầu bồi thường và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.
2. Trường hợp hàng hóa mất mát do lỗi của bên A thì:
Nếu bên A làm mất mát một phần hàng hoá và bên B có thể bù đắp được thì bên A phải trả chi phí cho phần mất mát đó.
Nếu bên A làm mất mát hoàn toàn hàng hoá thì bên A có nghĩa vụ bồi thường theo giá trị đã khai trong giấy vận chuyển theo thỏa thuận hai bên;
Hoặc theo mức do hai bên thỏa thuận.
3. Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thời gian giao nhận thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.
4. Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.
ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên ưu tiên áp dụng giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải.
Nếu sau hòa giải, hai bên vẫn không thể thỏa thuận thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Hợp đồng này gồm …. trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.
BÊN VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
5. Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong hợp đồng
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bên vận chuyển là các cá nhân hoặc pháp nhân.Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ, trách nhiệm được quy định như sau:
Điều 173. Trách nhiệm của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý.
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
6. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có cần mua bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là việc vô cùng cần thiết, để đề phòng rủi ro, hạn chế thất thoát tài chính. Trên vận đơn đường biển, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra như thiên tai, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp.
Hợp đồng bảo hiểm vận chuyển đường biển được hiểu là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
7. Các loại hợp đồng bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm vận chuyển bằng đường biển hiện nay là:
-
Hợp đồng bảo hiểm mở: ở người ký kết bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kếtiếp nhau, trong một thời gian nhất định hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng hóa vận chuyển nhất định không tính thời gian.
-
Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là loại bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến một địa điểm khác được ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Ở loại hợp đồng này, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến. Hợp đồng này sử dụng phù hợp với lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch chuyên chở nhiều lần.
8. Tư vấn hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại TasLaw
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng liên quan tới nhiều vấn đề pháp lý, phức tạp. Vì vậy, để hiểu một cách toàn diện và soạn thảo chính xác hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển, Taslaw với đội ngũ pháp lý giàu kinh nghiệm về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, soạn hợp đồng sẽ cung cấp tới Quý khách hàng những dịch vụ sau:
-
Tư vấn những quy định pháp luật về hợp đồng, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
-
Giải đáp chi tiết những thắc mắc và chỉ ra những ưu điểm và rủi ro phổ biến khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
-
Hỗ trợ soạn thảo mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
-
Giải quyết nhanh chóng những sự cố phát sinh trong quá trình khách hàng ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
-
Đề ra phương hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn