Vận chuyển hàng hóa là một dịch vụ thương mại phổ biến trong xã hội hiện nay. Với tính đa dạng của hàng hóa, khu vực địa lý và nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, có rất nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa ra đời, một trong số đó là vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH T.A.S xin chia sẻ đến Quý khách hàng những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và cung cấp mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
1. Tìm hiểu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là hình thức vận chuyển sử dụng phương tiện trên không, thông thường sẽ là các máy bay chuyên dụng để chở hàng hóa hoặc các máy bay chở khách cùng với buồng chở hàng. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện máy bay, vì thế việc vận chuyển hàng cũng sẽ có những ưu nhược điểm nhất định.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một dạng của hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó có thể hiểu, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận bằng đường hàng không và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
2. Ưu nhược điểm của vận tải hàng không
2.1. Ưu điểm của vận chuyển hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển bằng máy bay - phương tiện vận chuyển nhanh và an toàn nhất. Ngoài ra, bởi các đặc tính của máy bay nên thông thường, phí bảo hiểm vận chuyển cũng hợp lý hơn các loại phí bảo hiểm các phương tiện vận chuyển khác. Những ưu điểm khi lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa bằng được hàng không có thể kể đến như sau:
-
Vận chuyển nhanh chóng
-
Đảm bảo an toàn hàng hóa
-
Không giới hạn địa lý (có thể vận chuyển đến hầu hết quốc gia, khu vực trên thế giới)
-
Phí bảo hiểm, phí lưu kho hợp lý
2.2. Nhược điểm của vận chuyển hàng không
Khác với các phương tiện vận chuyển khác, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sử dụng phương tiện máy bay, vì thế các chi phí vận chuyển, cước phí được xác định là cao hơn các phương tiện vận chuyển khác. Ngoài ra, việc vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển và hàng không. Một số nhược điểm của phương tiện vận chuyển này là:
-
Phí vận chuyển lớn
-
Giới hạn về số lượng và khối lượng hàng hóa
-
Các thủ tục khắt khe, yêu cầu cao hơn do phải tuân thủ nội quy hàng không
3. Các bên tham gia trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Các bên tham gia trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là bên sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ thuê dịch vụ của bên cung cấp, bên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm theo lộ trình hoặc theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Bên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là các hãng hàng không và các công ty khai thác máy bay. Ví dụ: Hãng hàng không Vietnam Airline; Hãng hàng không Vietjet Air…
Bên sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thông thường là các công ty bưu chính, công ty chuyển phát quốc tế, công ty chuyển phát nhanh quốc tế, công ty giao nhận hàng không. Ví dụ: Viettel; Kerry Express; FedEx; C.H. Robinson…
4. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..........., ngày…tháng…năm 20…
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Số:.../HĐVC/20…
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
Căn cứu Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.
CÁC BÊN BAO GỒM:
Bên A (Bên vận chuyển hàng hóa)
Địa chỉ: ...........................................................................................................................................
Điện thoại:....................................................................... Fax:.........................................................
Mã số thuế:................................................................... Email:..........................................................
Đại diện:................................................................ Chức vụ:..............................................................
Bên B (Bên thuê vận chuyển hàng hóa)
Địa chỉ: ..............................................................................................................................................
Điện thoại: .................................................................... Fax:.............................................................
Mã số thuế: ................................................................ Email: ...........................................................
Đại diện: ................................................................ Chức vụ:.............................................................
Sau khi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất thành lập hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN
1. Mô tả hàng hoá: ..............................................................................................................................
2. Loại hàng hoá: .................................................................................................................................
3. Kích thước: ......................................................................................................................................
4. Thể tích: ............................................................................................................................................
5. Tổng trọng lượng: ..............................................................................................................................
6. Số lượng: ..........................................................................................................................................
7. Xuất xứ, nguồn gốc: ...........................................................................................................................
8. Giá trị của hàng hoá: ..........................................................................................................................
9. Tài liệu đi kèm lô hàng (Tài liệu cần thiết cho việc vận chuyển, khai báo hải quan):............................
ĐIỀU 2: CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Bên A là công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và bên B có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển của bên A. Do đó, hai bên đã nhất trí ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
2. Việc đóng gói, đánh dấu, dán nhãn hàng hóa theo đúng quy cách vận chuyển đường hàng không theo quy định của bên A sẽ do bên … thực hiện.
3. Bên A tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa cho bên B theo những thoả thuận sau:
3.1. Địa điểm xuất phát:..............................................................................................................................
Thời gian xuất phát:.....................................................................................................................................
3.2. Địa điểm trả hàng:................................................................................................................................
Thời gian trả hàng:.......................................................................................................................................
3.3. Thông tin người nhận:
Ông/ Bà:..................................................................................... Giới tính: .................................................
Sinh ngày:....................................................... Dân tộc: ....................................Quốc tịch:..........................
CMND/CCCD số:..........................................................................................................................................
Ngày cấp:... ..................................................................Nơi cấp:..................................................................
Hộ khẩu thường trú: .....................................................................................................................................
Địa chỉ hiện tại: .............................................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ:................................................................ Email:...........................................................
ĐIỀU 3: THANH TOÁN
1. Cước vận tải:................................................. VNĐ
( Bằng chữ:..............................................Việt Nam Đồng)
2. Số tiền trên không bao gồm giá các dịch vụ phụ thuộc sau:
– Giá dịch vụ đón, trả hàng hóa:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ lưu kho và sử dụng các trang thiết bị trong kho:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ thu tiền mặt tại nơi giao hàng hóa:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ thu hộ:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ thông quan:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ nộp tiền phạt hoặc phí nộp cho Nhà chức trách bao gồm cả các khoản thuế:.................................. VNĐ
– Giá dịch vụ đóng gói lại hàng hoá:... VNĐ
– Giá dịch vụ vận chuyển mặt đất (theo thỏa thuận):................................VNĐ
– Các loại giá dịch vụ, phụ thu khác.
3. Tổng chi phí bên B phải thanh toán cho bên A là…............................... VNĐ
(Bằng chữ:................................................................. Việt Nam Đồng)
4. Phương thức thanh toán: Trả trước toàn bộ chi phí/Trả sau toàn bộ chi phí
5. Hình thức thanh toán: chuyển khoản/tiền mặt
6. Tài khoản:.................................................................
– Chủ tài khoản:...............................................................
– Số tài khoản:.................................................................
– Tại Ngân hàng:................................................................
7. Nếu trọng lượng thực tế, kích thước, số lượng hoặc giá trị kê khai của hàng hóa vượt quá trọng lượng thực tế, kích thước, số lượng hoặc giá trị kê khai đã được tính cước vận chuyển trước đó, bên A có quyền yêu cầu bên B thanh toán thêm phần cước vượt trội đó.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
1. Quyền của bên A
– Bên A có quyền kiểm tra việc đóng gói và nội dung của toàn bộ hàng hóa được gửi cũng như có quyền điều tra sự chính xác và đầy đủ của các thông tin hoặc tài liệu được xuất trình cho bất kỳ hàng hóa gửi nào. Tuy nhiên, bên A không chịu trách nhiệm phải thực hiện các công việc đó.
– Bên A có quyền yêu cầu bên B và người nhận hàng phải bồi thường trong trường hợp hàng hóa của những người này gây ra thiệt hại đối với bất kỳ hàng hóa nào khác trên chuyến bay hoặc đối với các tài sản của bên A, cũng như sẽ phải bồi thường cho bên A về tất cả những mất mát, chi phí mà bên A đã phải gánh chịu do các thiệt hại đó gây nên.
2. Nghĩa vụ của bên A
– Trách nhiệm của bên A đối với hàng hoá được tính từ khi bên B hoàn tất thủ tục gửi hàng cho đến khi bên A trả hàng cho người có quyền nhận hàng.
– Ngay sau khi hàng đến sân bay, bên A có trách nhiệm thông báo hàng đến bằng văn bản hoặc các hình thức khác cho bên B.
– Bên A chịu trách nhiệm trước bên B và người nhận hàng về các thiệt hại xảy ra do sự mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bên A không phải chịu trách nhiệm về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng do một hoặc nhiều trường hợp sau đây:
+ Do khuyết tật vốn có, hoặc do chất lượng hoặc đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa được vận chuyển;
+ Do lỗi đóng gói hàng hóa được thực hiện bởi một người không phải là bên A hoặc nhân viên hoặc đại lý của bên A;
+ Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;
+ Do hành động của Nhà chức trách của quốc gia liên quan thực hiện liên quan đến việc xuất, nhập cảnh hoặc quá cảnh của hàng hóa.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
1. Quyền của bên B:
– Bên B có thể uỷ quyền cho bên A thay mặt mình lập vận đơn hàng không trên cơ sở các thông tin do bên B cung cấp.
– Các bên đã nhất trí về bên B có thể sử dụng quyền định đoạn để:
+ Rút lại lô hàng tại sân bay xuất phát hoặc sân bay đến hoặc;
+ Dừng lô hàng ở bất cứ tại một điểm dừng nào hoặc;
+ Yêu cầu giao hàng cho người không đứng tên người nhận trong vận đơn hàng không tại điểm đến hoặc địa điểm khác trên hành trình của lô hàng hoặc;
+ Yêu cầu vận chuyển lô hàng về sân bay xuất phát.
– Quyền định đoạt của bên B sẽ chấm dứt vào thời điểm người nhận hàng sở hữu lô hàng, hoặc cách khác thể hiện việc đã nhận hàng và thanh toán các chi phí và tuân thủ theo thoả thuận hợp đồng.
2. Nghĩa vụ của bên B:
– Bên B chịu trách nhiệm về việc kê khai đúng trọng lượng thực tế, kích thước, số lượng và giá trị của hàng hóa cũng như phải cung cấp thông tin và gửi kèm tài liệu cùng với vận đơn hàng không giấy hoặc biên lai hàng hóa theo yêu cầu của Nhà chức trách. Bên A không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hoặc tài liệu mà bên B cung cấp. Bên A không chịu trách nhiệm đối với bên B về những mất mát hay những phí tổn do bên B đã không tuân thủ theo điều khoản này.
– Bên B phải bảo đảm thanh toán tất cả các khoản cước phí vận chuyển đúng hạn theo giá cước, điều kiện vận chuyển mà hai bên đã thoả thuận tại Điều 3 hợp đồng này;
– Bên B hoặc người được ủy quyền của bên B phải chịu trách nhiệm trước bên A về tính đúng đắn của các thông tin và các nội dung liên quan đến hàng hoá mà mình cung cấp để cập nhật vào vận đơn hàng không.
– Bên B phải bồi thường cho bên A đối với bất kỳ thiệt hại nào mà bên A phải gánh chịu hoặc đối với bất kỳ người nào khác mà bên A phải chịu trách nhiệm do việc không tuân thủ các cam kết của bên B.
ĐIỀU 6: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
1. Cam kết của bên A
– Đảm bảo đội ngũ vận chuyển đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
– Cung cấp lộ trình và cước vận chuyển tối ưu nhất cho bên B.
– Cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
2. Cam kết của bên B
– Cam kết tính xác thực của các thông tin đã cung cấp cho bên A trong Hợp đồng này và các tài liệu đi kèm đồng thời sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực đó.
– Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
– Mọi thay đổi, bổ sung về hàng hoá và thông tin giao nhận phải báo trước cho bên A ….ngày bắt đầu vận chuyển.
ĐIỀU 7: THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ KHỞI KIỆN
1. Thông báo khiếu nại
– Bên A chỉ chấp nhận đơn khiếu nại từ bên B, người nhận hàng hoặc người thừa kế hợp pháp, người được uỷ quyền của những người này.
– Mọi khiếu nại phải được làm bằng văn bản và gửi đến bên A trong thời hạn quy định:
+ Trong trường hợp hư hại: trong vòng… ngày kể từ ngày nhận hàng;
+ Trong trường hợp chậm trễ: trong vòng… ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải được đặt dưới sự định đoạt của người nhận;
+ Trong trường hợp mất hàng: trong vòng… ngày kể từ ngày xuất vận đơn hàng không hoặc dữ liệu điện tử.
2. Thời hạn khởi kiện
Quyền đòi bồi thường đối với các thiệt hại đối với hàng hóa chỉ được chấp nhận nếu người khiếu nại gửi đơn kiện trong vòng… năm kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến hoặc từ ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.
ĐIỀU 8: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này sẽ chấm dứt tại một trong các trường hợp sau:
– Khi hoạt động giao nhận và quá trình thanh toán hoàn tất;
– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ… được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
ĐIỀU 9: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1. Nếu một bên vi phạm thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại đối với hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
2. Bên vi phạm có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên ưu tiên áp dụng giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng, hòa giải.
2. Nếu sau hòa giải, hai bên vẫn không thể thỏa thuận thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
2. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
3. Hợp đồng này gồm… trang được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hai bên đã cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.
Bên A
chức danh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Bên B
chức danh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
Căn cứ theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi, bổ sung 2014, khi có xung đột pháp luật xảy ra trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, ngoài các nguyên tắc chung, việc áp dụng pháp luật phải đáp ứng thêm các nguyên tắc:
-
Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay.
-
Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
6. Những thuật ngữ phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
-
Air cargo: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
-
A2A (Airport - to - airport): Vận chuyển từ một sân bay tới sân bay khác
-
ATA (Actual Time of Arrival): Thời gian thực tế tới nơi
-
ATD (Actual Time of Departure): Thời gian thực tế khởi hành
-
FCR (Forwarder’s Certificate of Receipt): Giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận
-
FTC (Forwarder’s Certificate of Transport): Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
-
FWR (Forwarder’s Warehouse Receipt): Biên lai kho hàng của người giao nhận
-
GSA (General Sales Agent): Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
-
TACT (The Air Cargo Tariff): Bảng cước phí vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công bố
-
POD (Proof of delivery): Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận
7. Áp dụng Incoterms trong vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Đối với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, điều kiện vận chuyển Incoterm 2010 được sử dụng là nhóm các điều kiện áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP). Để thuận tiện cho việc vận chuyển và an toàn nhất, các điều kiện vận chuyển mà điểm phân chia rủi ro là lúc hàng hóa được chuyển giao cho người vận chuyển được sử dụng nhiều nhất. Các điều kiện đó là: FCA, CPT và CIP.
8. Tư vấn hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Taslaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
-
Tư vấn các quy định pháp luật về vận chuyển và hàng không dân dụng mới nhất.
-
Tư vấn, tham gia soạn thảo mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
-
Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn