Vận chuyển hàng hóa quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia, khi địa điểm khởi hành và địa điểm đích là các quốc gia khác nhau. Với tính chất phức tạp của phương thức vận chuyển này, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng mang những đặc điểm riêng biệt khác với các loại hợp đồng vận chuyển khác. Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH T.A.S sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số thông tin về vận chuyển hàng hóa quốc tế và mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
1.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là việc vận chuyển các hàng hóa theo thỏa thuận giữa các bên qua các quốc gia khác nhau. Ví dụ: Vận chuyển kiện hàng quần áo từ Trung Quốc sang Việt Nam. Phương thức vận chuyển quốc tế có thể bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường ống.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và bên sử dụng dịch vụ. Theo đó bên cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ sử dụng các phương tiện của mình để vận chuyển hàng hóa quốc tế theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ, có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển từ bên sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp.
1.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến là sự thỏa thuận giữa bên chuyên chở tàu chuyến và người thuê tàu để sử dụng dịch vụ. Theo đó, bên chuyên chở tàu có nghĩa vụ chở hàng hóa của người thuê dịch vụ bằng một buồng hoặc bằng cả tàu của mình đến địa điểm thỏa thuận. Ngược lại, bên thuê tàu có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở.
Bên chuyên chở có thể là người chuyên chở chuyên nghiệp, người quản lý tàu, chủ tàu… Người thuê tàu có thể là cá nhân có nhu cầu (người bán hoặc người mua) hoặc người được ủy thác gửi hàng.
2. Các loại hàng hóa hạn chế hoặc không được vận chuyển quốc tế
Phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể được vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, với một số hình thức có thể quy định hạn chế vận chuyển hàng hóa hoặc cấm vận chuyển quốc tế. Đặc biệt là trong hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không. Các loại hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm vận chuyển quốc tế đối với đường hàng không cụ thể là:
Hàng hóa bị hạn chế theo đường hành lý xách tay
-
Những vật có thể coi như vũ khí hoặc vật nguy hiểm (gươm, đao, kiếm, dao cạo, kim khâu, gậy thể thao…)
-
Chất lỏng có dung tích trên 1 lít
-
Pin ắc quy
Hàng hóa bị hạn chế theo đường hành lý ký gửi
-
Vật dụng kèm đồ dễ vỡ như thủy tinh,…
-
Thực phẩm tươi sống dễ bị hỏng
-
Thực phẩm tươi sống gây mùi
-
Thiết bị điện tử
-
Các vật phẩm có giá trị
Hàng hóa bị cấm vận chuyển
-
Vật chứa chất nổ, vật liệu nổ như bom, mìn, kíp nổ, pháo…
-
Vật, chất dễ cháy hoặc chất lỏng dễ cháy
-
Chất độc, chất lây nhiễm, chất ăn mòn, nguyên liệu phóng xạ, chất oxy hóa và các chất tẩy hữu cơ khác
-
Cặp túi, két bạc và những đồ vật có gắn thiết bị báo động
-
Các đồ vật gây hoặc đe dọa gây ra nguy hiểm cho khách hàng hoặc máy bay
-
Các đồ vật khác theo quy định của từng quốc gia
3. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm 20…
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Số:.../HĐVC/20…
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứu Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.
CÁC BÊN BAO GỒM:
Bên A (Bên vận chuyển hàng hóa)
Địa chỉ:..................................................................................................................................................
Điện thoại:...................................................Fax:..................................................................................
Mã số thuế:................................................. Email:...............................................................................
Đại diện: ................................................... Chức vụ:............................................................................
Bên B (Bên thuê vận chuyển hàng hóa)
Địa chỉ:...................................................................................................................................................
Điện thoại:................................................. Fax: ......................................................................................
Mã số thuế:................................................... Email:..................................................................................
Đại diện:.................................................Chức vụ:....................................................................................
Sau khi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất thành lập hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:
ĐIỀU 1. HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
Bên B thuê bên A thực hiện việc vận chuyển quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển đối với hàng hóa…..............................xuất xứ.................… với số lượng…......................... trị giá...........................................
Tính chất hàng hoá
Bên A cần lưu ý bảo đảm những loại hàng sau:
Hàng nguy điểm cần che đậy hoặc để riêng:...
Hàng dễ vỡ:...
Đơn vị tính đơn giá cước:...
ĐIỀU 2. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN
Hình thức vận chuyển
Vận chuyển bằng đường tàu biển
Đặc điểm yêu cầu: có đầy đủ mái che, điều kiện về đông lạnh, dụng cụ che chắn…
Số lượng phương tiện vận chuyển:...
Thời gian giao nhận hàng:...
Địa điểm giao hàng và nhận hàng
Bên A giao hàng từ cảng đi… và bên B nhận hàng tại cảng đến…
Đại diện nhận hàng của bên B: Ông/Bà…......................................... Chức vụ:..............................
Phương thức giao nhận
Hàng hóa được sắp xếp trong… container và bên B nhận hàng theo phương thức nguyên container.
ĐIỀU 3. CHI PHÍ VÀ THANH TOÁN
Cước phí chính
Cước phí chính bên B phải thanh toán cho bên A bao gồm:...................................................
Tổng cộng cước phí chính là:...................................................................................................
Phụ phí vận tải
Cước qua phà:…................................................................................................
Chi phí chuyển tải:…................................................................................................
Phí tổn vật dụng chèn lót:…................................................................................................
Lệ phí bến đỗ phương tiện:…................................................................................................
Phụ phí biến động giá nhiên liệu:…................................................................................................
Phí kê khai hải quan:…......................................................................................................................
Kê khai giá trị hàng hoá:…................................................................................................
Phụ phí giao hàng tại cảng đến:…................................................................................................
Hoa tiêu phí:….................................................................................................................................
Tổng cộng phụ phí vận tải:................................................................................................................
Tổng cộng cước phí:.........................................................................................................................
Phương thức thanh toán
Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức:.........................................................................................
Loại tiền:.................................................................................................................................................
Thời điểm thanh toán:....................................................................................................................................
Địa điểm thanh toán:....................................................................................................................................
Số tiền đặt cọc:................................................................................................................................................
ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
Quyền và nghĩa vụ của bên A
-
Kiểm tra sự xác thực của hàng hoá, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; có quyền từ chối vận chuyển hàng hoá không đúng với loại hàng hoá đã thỏa thuận hoặc hàng hóa bị cấm.
-
Yêu cầu bên B thanh toán cước phí vận chuyển đầy đủ và đúng hạn
-
Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại trong trường hợp lỗi của bên B gây ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp đến bên A.
-
Có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển hàng hoá đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và giao đúng người có quyền nhận theo chỉ định của bên B.
-
Bên A chịu trách nhiệm chi trả các chi phí ngoài các chi phí được quy định tại Điều 3 do bên B chi trả.
-
Có trách nhiệm chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu cho lô hàng.
-
Có trách nhiệm thuê hoặc thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa cho bên B. Thời gian xếp dỡ:... Chi phí xếp dỡ do bên A chi trả.
-
Chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát xảy ra đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển mà do lỗi của bên A gây ra.
-
Hoàn tất các thủ tục và quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa cho bên B.
Quyền và nghĩa vụ của bên B
-
Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở hàng hoá đến đúng địa điểm, thời hạn và đúng quy cách, phương thức theo thoả thuận.
-
Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại trong các trường hợp bên A gây ra thiệt hại trực tiếp cho lô hàng.
-
Có nghĩa vụ trả đầy đủ và đúng hạn tiền cước phí như đã thoả thuận.
-
Đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và hợp lệ của hàng hoá.
-
Chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá.
-
Có trách nhiệm cung cấp cho bên A đầy đủ thông tin về số lượng và khối lượng hàng hoá.
-
Chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra xuất phát từ lỗi đóng gói, biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
ĐIỀU 5. PHẠT VI PHẠM
-
Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
-
Trường hợp hàng hóa mất mát do lỗi của bên A thì:
-
Nếu bên A làm mất mát một phần hàng hoá và bên B có thể bù đắp được thì bên A phải trả chi phí cho phần mất mát đó.
-
Nếu bên A làm mất mát hoàn toàn hàng hoá thì bên A có nghĩa vụ bồi thường theo giá trị đã khai trong giấy vận chuyển theo thỏa thuận hai bên;
-
Hoặc theo mức do hai bên thỏa thuận.
-
Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thời gian giao nhận thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.
-
Trường hợp một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải bồi thường cho bên còn lại …% giá trị hợp đồng.
ĐIỀU 6. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
-
Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đã ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra;
-
Thông báo sự kiện bất khả kháng và gửi kèm theo các bằng chứng xác nhận về sự kiện bất khả kháng ngay cho Bên kia trong vòng 07 ngày kể từ ngày sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc từ ngày biết được sự kiện bất khả kháng.
-
Trong trường hợp một trong các bên không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện các nghĩa vụ theo Hợp đồng sẽ được kéo dài tối thiểu bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng.
-
Khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, Bên vi phạm phải thông báo ngay cho Bên bị vi phạm biết. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm và phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Điều 7. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này sẽ chấm dứt tại một trong các trường hợp sau:
-
Khi hoạt động giao nhận và quá trình thanh toán hoàn tất;
-
Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
-
Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
-
Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
-
Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ… được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
ĐIỀU 8. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
ĐIỀU 9. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…
Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vận chuyển hàng hóa này vào ngày… tháng… năm.
Hợp đồng được lập thành… bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
Bên A
chức danh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Bên B
chức danh
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
4. Tàu chở hàng hủy bỏ hành trình và nghĩa vụ của các bên
4.1. Điều kiện để tàu hủy bỏ hành trình
Điều kiện để tàu hủy bỏ hành trình được hiểu là các trường hợp mà khi xảy ra, bên chuyên chở tuyên bố hủy bỏ hành trình đã định. Các điều kiện để tàu hủy bỏ hành trình thường được quy định trong hợp đồng giữa các bên hoặc quy định tại pháp luật chuyên chở hàng hóa đường biển. Ngoài ra, theo thực tiễn tàu hàng có thể hủy bỏ hành trình khi gặp các trường hợp như: Tàu không thể sửa chữa được, khi tính toán về mặt thương mại tàu không thể sửa chữa được, do điều kiện hàng hóa gây nên.
4.2. Nghĩa vụ của các bên có liên quan khi tàu hủy bỏ hành trình
Nghĩa vụ của bên chuyên chở
-
Sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và đảm bảo an toàn cho tàu hàng và hàng hóa.
-
Nếu tàu có thể sửa chữa được, người chuyên chở có nghĩa vụ sửa chữa tàu để tiếp tục hành trình.
-
Thông báo ngay cho chủ sở hữu hàng hóa biết về việc hủy bỏ hành trình và tình hình hàng hóa.
-
Sau khi thông báo cho chủ sở hữu hàng hóa, bên chuyển chở có thể gửi hàng vào kho tại cảng lánh nạn chờ ý kiến của chủ hàng về xử lý hàng hóa.
Nghĩa vụ của bên thuê tàu (chủ hàng hóa)
-
Thông báo ngay cho công ty bảo hiểm (nếu có mua bảo hiểm) về sự việc ngay sau khi nhận được thông báo hàng gặp nạn.
-
Quyết định xử lý hàng hóa ở cảng lánh nạn (có thể bán hàng ở cảng lánh nạn hoặc từ bỏ hàng)
4.3. Hậu quả của việc tàu hủy bỏ hành trình
Đối với bên chuyên chở
-
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế chấm dứt từ khi bên thuê tàu nhận được thông báo hủy bỏ hành trình, do đó bên chuyên chở không còn nghĩa vụ chở hàng đến cảng đích.
-
Nếu cước trả ở cảng đích thì bên chuyên chở có quyền thu tiền cước tỷ lệ với đoạn đường đã đi. Nếu cước đã trả toàn bộ thì bên chuyên chở được hưởng toàn bộ.
Đối với bên thuê tàu (chủ sở hữu hàng hóa)
-
Chủ sở hữu hàng hóa phải ứng tiền cứu hộ hoặc đóng góp tổn thất chung nếu có, phí bốc hàng lên tàu chuyển tải tại cảng lánh nạn, cước chuyển tải và các chi phí khác.
-
Chủ sở hữu hàng hóa có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường (nếu hàng hóa có mua bảo hiểm)
5. Những lưu ý cần nắm rõ trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
-
Tuân thủ đúng quy định của hiệp hội vận chuyển quốc tế
-
Tuân thủ đúng quy định của pháp luật quốc gia giao hàng và nhận hàng
-
Sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chung của hợp đồng
-
Trong hợp đồng giao, nhận hàng hóa thì hai bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại
-
Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển là vé, vận đơn hoặc các giấy tờ vận chuyển khác
6. Tại sao nên tư vấn hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế tại Taslaw
Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế nói riêng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
-
Tư vấn các vấn đề chung về pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
-
Tư vấn các quy định pháp luật về vận chuyển trong nước và quốc tế
-
Tư vấn, tham gia soạn thảo mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
-
Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn