Vốn điều lệ đều là một thuật ngữ quen thuộc khi tìm hiểu về doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn pháp định lại ít xuất hiện và thường chỉ xuất hiện với loại hình kinh doanh có điều kiện theo luật định. Vậy hai loại vốn này có điểm gì khác biệt, Taslaw xin gửi tới quý bạn bài viết: Hướng Dẫn Phân Cách Biệt Vốn Pháp Định Và Vốn Điều Lệ
1. Vốn pháp định là gì?
Từ luật doanh nghiệp 2014 tới luật doanh nghiệp 2020, pháp luật đã không còn xác định thuật ngữ “vốn pháp định”. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào cách xác định của luật doanh nghiệp 2005 như sau: vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, vốn pháp định là mức vốn pháp luật xác định là mức Fvốn tối thiểu, đây là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Chẳng hạn, với ngành nghề kinh doanh bất động sản, vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng theo điều kiện kinh doanh bất động sản (Căn cứ khoản 1 điều 10 luật Kinh doanh bất động sản 2014); Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn pháp định 1.000.000 USD - một triệu đô la Mỹ (Căn cứ điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
2. Vốn điều lệ là gì?
Căn cứ khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
3. Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn điều lệ bắt buộc đăng ký khi thành lập công ty, cũng không quy định mức vốn tối thiểu, mức vốn tối đa với các ngành nghề kinh doanh nói chung. Ngược lại, vốn pháp định được pháp luật quy định tối thiểu từng ngành nghề pháp luật quy định là kinh doanh có điều kiện.
Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, được các thành viên góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký, tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà các thành viên đã cam kết. Đặc biệt, với vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng. Còn đối với vốn pháp định, mức vốn là cố định với ngành nghề kinh doanh và một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định.
4. Mối liên hệ giữa vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định. Loại vốn này được áp dụng chung cho hầu hết các doanh nghiệp. Vốn pháp lệ là một loại vốn đặc biệt khi công ty dự định thành lập và kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.
5. Tư vấn phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ tại Taslaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng tìm hiểu và phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi thành lập doanh nghiệp liên quan vốn điều lệ, vốn pháp định
-
Giúp quý khách hàng xác định loại vốn điều lệ/ vốn pháp định phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư vấn Taslaw
-
Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
-
Điện thoại: 0966173699/0849527886
-
Email: taslawcompany@gmail.com
-
Website: https://taslaw.vn