Đi cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều ngành nghề đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó cũng xuất hiện nhiều loại hợp đồng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên. Bên cạnh hợp đồng lao động, các tổ chức, doanh nghiệp có thể ký kết các loại hợp đồng khác như hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng khoán công việc phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động của mình. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng khoán công việc, Taslaw xin gửi tới quý bạn bài viết: Tư Vấn Mẫu Hợp Đồng Khoán Công Việc Bảo Vệ Theo Quy Định
1. Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là một dạng của hợp đồng lao động. Pháp luật dân sự hay luật lao động không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc. Duy chỉ có những văn bản chuyên ngành mới đề cập thuật ngữ này. Có thể hiểu: Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
2. Các loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc không mang tính chất lâu dài mà nó mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Do đó, hợp đồng khoán việc khác hợp đồng lao động ở tính chất, thời gian của công việc cần thực hiện. Đối với loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài (xác định từ 12 tháng trở lên) thì sẽ được giao kết dưới dạng hợp đồng lao động; hợp đồng khoán việc sẽ được xác lập đối với công việc mang tính thời vụ ngắn hạn.
Có 2 loại hợp đồng khoán việc như sau:
-
Hợp đồng khoán việc toàn bộ. Theo loại hợp đồng này, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
-
Hợp đồng khoán việc từng phần. Theo loại hợp đồng này, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
3. Những trường hợp được ký hợp đồng thuê khoán công việc bảo vệ
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng thuê khoán công việc áp dụng đối với những công việc ngắn hạn, mang tính chất thời vụ. Nếu công việc kéo dài trên 12 tháng thì phải ký kết hợp đồng lao động. Do đó, nếu việc bảo vệ mang tính chất ngắn hạn (như bảo vệ cho một sự kiện, một chương trình…) thì có thể ký kết hợp đồng thuê khoán công việc bảo vệ.
Ngược lại, nếu công việc bảo vệ này mang tính lâu dài, thường xuyên, liên tục thì không được ký kết hợp đồng thuê khoán công việc mà phải ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
4. Mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ
Khi các bên ký kết với nhau về hợp đồng khoán việc bảo vệ cần thỏa thuận những nội dung như: xác định hai bên chủ thể hợp đồng; nội dung công việc, giá trị hợp đồng, điều khoản quy định quyền, nghĩa vụ các bên, các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm hay xác định sự kiện bất khả kháng… Sau đây, Taslaw xin gửi tới quý bạn tham khảo mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
……………, ngày ….. tháng…. năm …….
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC BẢO VỆ
Số: …../HĐKVBV
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Căn cứ: Bộ luật lao động 45/2019/QH14;
– Căn cứ: Bộ luật thương mại số 36/2005/QH11;
– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……, tại địa chỉ……………………………………………, chúng tôi bao gồm:
BÊN A:…………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
BÊN B :……………………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …../HĐKVBV với những nội dung sau đây:
Điều 1: Nội dung công việc
1. Hai bên thỏa thuận về việc bên A thuê bên B thực hiện dịch vụ bảo vệ tòa chung cư của bên A tại địa chỉ: ……………
2. Thời hạn hợp đồng:……tháng
Từ ngày …/…/20….đến ngày …./…./20…
3. Gia hạn hợp đồng
Khi hết hạn hợp đồng bên A tiếp tục ủy quyền cho bên B theo nội dung hợp đồng này với các điều kiện sau:
– Hai bên tiếp tục có nhu cầu ký tiếp hợp đồng.
– Bên B thực hiện tốt nội dung, nghĩa vụ, trách nhiệm trong hợp đồng này.
Điều 2. Đặc điểm của tòa nhà
Bên B cam kết thực hiện dịch vụ bảo vệ cho tòa nhà bên A với các đặc điểm như sau:
1. Tên tòa nhà:……………………………
2. Địa chỉ tòa nhà:………………………….
3. Số tầng:………………………………….
4. Số tòa: 04 tòa A, B, C, D
5. Tầng hầm gửi xe: Gồm 4 khu tương ứng với 4 tòa nhà.
5. Các công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người thuê nhà: Quy định tại phụ lục 1 đi kèm với hợp đồng này
Điều 3. Thực hiện công việc
1. Công việc của bên B bao gồm
– Lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ tòa nhà
– Cung cấp nhân sự bảo vệ; kiểm soát quá trình quản lý vận hành theo kế hoạch thông qua bộ phận kiểm soát từ văn phòng quản lý theo định kỳ và thường xuyên tại nhà cho thuê;
– Kiểm soát, bảo đảm trật tự, an ninh công cộng…..
– Thay mặt Bên A quản lý, cập nhật, phát hành thông báo về an ninh trật tự cộng đồng và tại tòa nhà
– Thay mặt Bên A làm việc với các cơ quan có liên quan và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh trật tự
– Đôn đốc, nhắc nhở cư dân thực hiện nội quy quản lý, sử dụng nhà cho thuê.
– Tiếp thu ý kiến và giải quyết khiếu nại của cư dân liên quan đến công tác bảo vệ, an ninh tòa nhà
– Báo cáo tình hình quản lý và các chi phí hoạt động hàng tháng, hàng năm
– Thực hiện các công việc khác do các bên thỏa thuận: ………………………..
2. Bên B đảm bảo quản lý vận hành và cung cấp các dịch vụ cho tòa nhà đúng yêu cầu của Bên A với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường và phòng chống cháy, nổ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Việc thực hiện sẽ được tiến hành theo tiêu chí: đảm bảo dịch vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng (nếu có) ở mức độ tiêu chuẩn, chất lượng phù hợp, áp dụng đầy đủ các quy trình và biểu mẫu để xử lý công việc, vận hành nhà cho thuê an toàn (kỹ thuật, phòng cháy, chữa cháy…), an ninh được đảm bảo.
Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
1. Giá trị hợp đồng:…………………………VNĐ
2. Giá trị hợp đồng đã bao gồm
– Chi phí về dụng cụ hỗ trợ: Được quy định tại phụ lục 2 đi kèm với hợp đồng này
– Chi phí đồng phục bảo vệ
– Các chi phí khác: ………………………………………
3. Trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách tiền lương do Nhà nước Việt Nam ban hành, sự điều chỉnh giá năng lượng: điện, nước, dầu làm ảnh hưởng đến đơn giá nhân sự và chi phí năng lượng thì các bên trao đổi để xác định lại giá dịch vụ cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt Việt Nam đồng
4.2. Cách thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
a. Bằng tiền mặt: Bên A thanh toán cho
Họ và tên:………………………………………………………………………………………..
Đại diện:…………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD:…………………………..Ngày cấp:……………………Nơi cấp:…………………..
SĐT:…………………………………………………………………………………………….
b. Chuyển khoản: Bên A thanh toán vào tài khoản
Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………
Tên tài khoản: …………………………………………………………………………………..
Ngân hàng: ………………………………Chi nhánh: …………………………………………
5. Thời hạn thanh toán: Bên A thanh toán theo 2 đợt như sau
– Đợt 1: Từ ngày …tháng…năm đến ngày…tháng…năm với số tiền tương đương ….% giá trị hợp đồng.
– Đợt 2: Từ ngày …tháng…năm đến ngày…tháng…năm với số tiền tương đương ….% giá trị hợp đồng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Bên A có các quyền sau đây:
– Yêu cầu Bên B thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin về việc thực hiện các công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được ủy quyền;
– Được hưởng các khoản doanh thu từ việc Bên B khai thác các dịch vụ tại nhà cho thuê để bổ sung vào quỹ của Bên A nhằm phục vụ các hoạt động lợi ích chung của cư dân trong nhà cho thuê này;
– Các quyền khác do các bên thỏa thuận…
2. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
– Thanh toán cho Bên B kinh phí quản lý vận hành nhà cho thuê theo giá thỏa thuận tại Điều 4 của Hợp đồng này;
– Cung cấp hồ sơ lưu trữ nhà cho thuê và các thông tin, tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật để Bên B thực hiện dịch vụ quản lý vận hành nhà cho thuê;
– Tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với Bên B trong quá trình thực hiện hợp đồng;
– Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận…
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Bên B có các quyền sau đây:
– Yêu cầu Bên A cung cấp hồ sơ nhà cho thuê và các thông tin, tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc quản lý vận hành nhà cho thuê;
– Thực hiện việc thu tiền của cư dân để chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà cho thuê hoặc đại diện các chủ sở hữu nhà cho thuê ,thu tiền điện, nước,… của người sử dụng (nếu có); thực hiện xử lý các trường hợp không nộp, chậm nộp theo thỏa thuận trong hợp đồng này và theo quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà cho thuê do Bộ Xây dựng ban hành;
– Được hưởng thêm các khoản thu khác tại nhà cho thuê như khai thác các dịch vụ cộng thêm (quảng cáo thang máy, cho thuê bãi đậu xe taxi, các khoản thu khác,…);
– Được thể hiện logo/thương hiệu trên các văn bản của Bên B trong việc quản lý vận hành, chăm sóc khách hàng và được treo bảng hiệu của Bên B tại nhà cho thuê sau khi đã được Bên A đồng ý về vị trí, kích thước và hình thức;
– Các quyền khác do các bên thỏa thuận…
2. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện đầy đủ và đảm đảm đúng chất lượng các công việc theo quy định tại hợp đồng này
– Kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhân viên của Bên B để thực hiện công việc quản lý vận hành và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên A hoặc bên thứ ba nếu do nhân viên của Bên B gây thiệt hại;
– Chậm nhất ngày 15 hàng tháng phải gửi cho Bên A các báo cáo tình hình hoạt động nhà cho thuê của tháng trước liền kề;
– Thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của mình như: đăng ký kinh doanh, đăng ký hành nghề, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế;
– Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận…
Điều 7. Bố trí sử dụng nhân viên bảo vệ
1. Bên B có quyền bố trí hoặc thuyên chuyển bất kỳ nhân viên nào đang làm việc cho Bên B tại nhà cho thuê khi cần thiết, nhưng phải đảm bảo không gây trở ngại cho việc quản lý nhà cho thuê. Trường hợp thay trưởng Ban quản lý tòa nhà thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên A biết.
2. Trong trường hợp nhân viên của Bên B (kể cả trưởng Ban quản lý nhà cho thuê) không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định trong hợp đồng này, thì Bên B sẽ tiến hành kiểm tra, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ thay thế người khác và có trách nhiệm thông báo lại cho Bên A biết.
3. Quy định về số lượng nhân viên
– Nhân viên quản lý:…. người
– Nhân viên bảo vệ các tòa nhà: Mỗi sảnh tòa nhà có ….nhân viên bảo vệ
– Nhân viên bảo vệ hầm gửi xe: Mỗi hầm gửi xe có….nhân viên bảo vệ
4. Quy định về thời gian làm việc
Thời gian làm việc chia thành 4 ca
– Ca sáng: Từ 7h00 đến 12h00
– Ca chiều: Từ 12h00 đến 18h00
– Ca tối: Từ 18h00 đến 23h00
– Ca đêm: từ 23h00 đến 7h00
Điều 8: Bàn giao kết quả công việc
Việc bàn giao kết quả công việc phải được bên B lập thành Biên bản bàn giao kết quả công việc trong vòng … ngày trước khi hợp đồng kết thúc hiệu lực
Điều 9: Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
Điều 10: Sự kiện bất khả kháng
1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng 01 tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuận về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
-…
Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên
3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 11: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.
2. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm lần 1 với số tiền là ………………………….
Vi phạm lần 2 với số tiền là ………………………….
3. Nếu một bên vi phạm hơn 03 lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn 02 nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
4. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực tiếp gây hậu quả.
Điều 12: Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Điều 13: Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.
2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 14: Điều khoản cuối cùng
1. Hợp đồng Khám sức khỏe định kỳ này được ký kết tại ………………………………………………………..vào ngày …. tháng … năm 20…
2. Hợp đồng được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày … tháng … năm ….. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
Hà Nội, ngày .. tháng ….năm …..
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
5. Chế độ bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng khoán việc bảo vệ
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên khi các bên ký kết hợp đồng khoán việc bảo vệ thì không bắt buộc phải đóng. Nhưng nếu các bên có nhu cầu thì vẫn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, hợp đồng khoán việc bảo vệ được ký kết rộng rãi và phổ biến, một phần để tổ chức, doanh nghiệp không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, cần xác định bản chất công việc, thời hạn thực hiện công việc để ký kết loại hợp đồng đúng quy định.
6. Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó. Nếu giá trị hợp đồng từ 2 triệu đồng trở lên, với thuế suất 10% và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này (Khoản i Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Trước khi trả lương cho công nhân, doanh nghiệp giao khoán phải khấu trừ phần thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán trước khi trả lương cho họ và cung cấp chứng từ liên quan cho người nhận khoán. Doanh nghiệp sẽ không phải cấp chứng từ khấu trừ trong trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp.
7. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khoán công việc
Hợp đồng khoán công việc cũng là một dạng của hợp đồng thuê khoán nên sẽ mang một số đặc điểm pháp lý của loại hợp đồng này. Về đơn phương chấm dứt hợp đồng khoán công việc được quy định như sau:
“1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng”.
Theo đó, các bên chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo cho bên kia trong khoảng thời gian hợp lý. Việc này nhằm đảm bảo bên được thông báo nắm được tình hình công việc, có thời gian chuẩn bị biện pháp thay thế, giảm thiểu thiệt hại khi hợp đồng kết thúc trước dự tính.
8. Tư vấn hợp đồng khoán công việc bảo vệ tại công ty luật TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng khoán công việc bảo vệ một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng khoán công việc bảo vệ
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn