Đối tượng bảo hộ nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải nhãn hiệu nào thiết kế đều được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Trong bài viết này, Taslaw xin chỉ ra những trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ theo quy định của pháp luật và phân tích những điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
1. Các điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ vào Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 có quy định về điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác".
Lưu ý rằng, một số dấu hiệu nhìn thấy được chưa được sử dụng và bảo hộ làm nhãn hiệu ở một số nước hiện vẫn chưa được chấp thuận bảo hộ tại Việt Nam. Ví dụ: màu đơn sắc, dấu hiệu vị trí, dấu hiệu động.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 : “không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”. Theo đó, dấu hiệu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại quốc phòng an ninh sẽ không được bảo hộ danh với danh nghĩa nhãn hiệu.
2. Những trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ
Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2022 cũng liệt những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
3. Lưu ý về trong thiết kế nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ
Để thiết kế nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ không phải là việc dễ dàng, cần có sự nghiên cứu và thảo luận của chủ doanh nghiệp, cá nhân với đơn vị thiết kế.
i) Trước khi tiến hành thiết kế phải lên ý tưởng rõ ràng và tìm hiểu quy định về điều kiện của bảo hộ tại mục 1 và mục 2 của bài viết này
ii) Check trên website của Cục sở hữu trí tuệ để kiểm tra ý tưởng thiết kế của mình có trùng với nhãn hiệu nào đã được bảo hộ không?
iii) Chốt phương án cuối cùng để tiến hành thiết kế.
4. Tư vấn các nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ tại TasLaw
Với sự chuyên nghiệp, trách nhiệm và hết lòng phụng sự khách hàng, Taslaw đem tới những dịch vụ hàng đầu về tư vấn nhãn hiệu:
-
Tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu
-
Tư vấn và hướng dẫn sửa đổi nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng
-
Giải quyết những sự cố phát sinh và đề ra phương hướng giải quyết kịp thời cho khách hàng.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn