Luật Đầu tư năm 2020 quy định hai hình thức đầu tư theo hợp là Hợp đồng BCC và Hợp đồng PPP. Trên cơ sở so sánh Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và Hợp đồng đối tác công tư (PPP), TASLAW sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này. Từ đó, giúp các bạn có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hai loại hợp đồng này và lựa chọn được loại hình đầu tư theo hợp đồng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
1. Khái niệm các loại hợp đồng
Hợp đồng là phương thức pháp lý thích hợp nhất thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Hợp đồng dù thể hiện dưới hình thức nào cũng phản ánh bản chất của sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý các bên.
1.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa các nhà đầu tư (gọi là các bên hợp doanh) để tiến hành đầu tư kinh doanh. Trong đó có quy định trách nhiệm, phân chia lợi nhuận cho mỗi bên trong hợp đồng mà không thành lập pháp nhân mới, và khi tiến hành hợp tác kinh doanh theo cam kết trong hợp đồng BCC các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh chính mình để thực hiện cam kết.
Theo Luật Đầu tư năm 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân”.
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng phân chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro và cùng quản lý kinh doanh, trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới.
1.2. Hợp đồng đối tác công tư PPP
Nghị định 63/2018 NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhận định “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư doanh nghiệp dự án để xây dựng cải tạo, vận hành kinh doanh quản lý công trình hạ tầng cung cấp dịch vụ công” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP).
2. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hợp đồng đối tác công tư (PPP)
Tiêu chí
|
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC)
|
Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP)
|
Khái niệm
|
hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản được ký kết giữa các nhà đầu tư (gọi là các bên hợp doanh) để tiến hành đầu tư kinh doanh. Trong đó có quy định trách nhiệm, phân chia lợi nhuận cho mỗi bên trong hợp đồng mà không thành lập pháp nhân mới, và khi tiến hành hợp tác kinh doanh theo cam kết trong hợp đồng BCC các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh chính mình để thực hiện cam kết.
|
Là thỏa thuận, thường là trung và dài hạn, giữa khu vực công (nhà nước) và khu vực tư nhân, theo đó, những công việc hoặc dịch vụ thuộc trách nhiệm của khu vực công (phát triển cơ sở hạ tầng; cung cấp dịch vụ công) sẽ được giao cho khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở thỏa thuận rõ ràng về mục tiêu của mỗi bên.
|
Đặc điểm
|
Được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ ràng buộc với nhau với hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới.
|
Với một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới hạn phần vốn của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định và một bên là tư nhân, khi thực hiện dự án phải thành lập doanh nghiệp dự án.
|
Chủ thể
|
Các bên chủ thể của hợp đồng chủ yếu là các chủ thể kinh doanh (thương nhân) và có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
|
Một bên chủ thể của Hợp đồng PPP là nhà nước (công) thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn chủ thể phía bên kia là tư nhân (tư) được hiểu là các cá nhân, tổ chức, bao gồm cả trong nước và nước ngoài tham gia hợp tác (gọi chung là nhà đầu tư).
|
Lĩnh vực
|
Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh vào tất cả lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm.
|
Cơ sở hạ tầng và/hoặc dịch vụ công: Giao thông, điện, nước, thông tin, rác thải, giáo dục, y tế…
|
Phương thức thực hiện
|
Các bên tham gia hợp đồng thành lập ban điều phối để quản lý, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung. Các bên độc lập với nhau về tư cách pháp nhân. Cùng quản lý, chia sẻ rủi ro và lợi nhuận dựa trên tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận của các bên.
|
Thành lập doanh nghiệp dự án để tổ chức quản lý doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, nhân danh chính mình để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước.
|
Thời hạn thực hiện hợp đồng
|
Thời hạn thực hiện hợp đồng ngắn hơn, tùy theo thỏa thuận của mỗi bên
|
Thời hạn thực hiện hợp đồng dài hơn, thường trên 20 năm
|
Mục đích
|
mục đích của các bên trong hợp đồng nhằm hướng đến tìm kiếm lợi nhuận, bởi lẽ, các nhà đầu tư chủ yếu là các nhà kinh doanh.
|
Bao gồm cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội. Các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, lợi ích kinh tế phát sinh từ việc chuyển giao, kinh doanh công trình dịch vụ đó, và lợi ích từ ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước hướng đến mục tiêu công cộng mục tiêu xã hội mà cụ thể là người sử dụng công trình, dịch vụ công Nhà nước cũng có được lợi ích từ việc tận dụng được nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực từ khu vực tư nhân trong khi đó vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân được sử dụng cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ có chất lượng cao.
|
Hình thức hợp đồng
|
Phải lập thành văn bản.
|
Không bắt buộc phải lập thành văn bản trừ trường hợp dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra dự án.
|
3. Căn cứ pháp lý
-
Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14;
-
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
-
Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
-
Nghị định 28/2021/NĐ-CP cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương pháp đối tác công tư.
4. Tư vấn các hình thức đầu tư tại công ty luật TASLAW
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC); Hợp đồng đối tác công tư (Hợp đồng PPP) một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn