Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế thường được hiểu nghĩa khi gắn với thuật ngữ “nhà nước”. Tuy nhiên, pháp chế cũng xuất hiện trong doanh nghiệp dưới dạng một vị trí, phòng ban trong doanh nghiệp. TasLaw xin gửi tới quý bạn bài viết: Pháp Chế Là Gì? Nguyên Tắc Và Vai Trò Của Pháp Chế
1 Pháp chế là gì?
Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế cũng biểu thị quá trình tạo lập nên pháp luật. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất. Pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
2 Các quy định chung về pháp chế
Pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nước. Toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo nghĩa này pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Thành tố ghép để xác định tính chất, mối quan hệ với pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn, xây dựng, thẩm tra, tuyên truyền, thi hành pháp luật như Uỷ ban pháp chế của trong nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác nhau.
3 Khái niệm người làm pháp chế
Người làm pháp chế hay còn được gọi là chuyên viên pháp chế. Pháp chế doanh nghiệp thường được coi là luật sư nội bộ - “lawyer in house” của doanh nghiệp, họ là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ sẽ kiểm soát các hoạt động trong và ngoài để công ty có thể hạn chế tối đa những rủi ro mà các đối thủ cạnh tranh mang lại. Ngoài ra, họ còn đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý hay chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan.
Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế có quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế, có nội dung vụ thể:
a) Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên. Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
b) Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân”.
Như vậy, đối với công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thì là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Đối với những viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập được quy định thì là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên thì mới thực sự đủ tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế theo như quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế này.
4 Các nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc độc lập, khách quan. Bộ phận pháp chế trong Công ty là một bộ phận chuyên trách, độc lập hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị Công ty, Tổng Giám đốc Công ty. Các ý kiến pháp lý do tổ chức pháp chế đưa ra mang tính khách quan, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm. Tổ chức pháp chế tại Công ty chịu trách nhiệm tập thể và cá nhân trước hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị Công ty, Tổng Giám đốc Công ty về mọi hoạt động của công tác pháp chế trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình.
5 Vai trò của pháp chế
Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận có vai trò đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.
Để có thế giải quyết những vấn đề trên, đòi hỏi nhân viên pháp chế phải là những người có trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật và thành thạo về các kỹ năng cần thiết của nghề pháp chế.
Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo;
Cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng… ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.
Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải có một bộ phận pháp chế có thể giúp người lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật và là đầu mối quan hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàm phán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài sẽ không còn đáng lo ngại. Các hoạt động nội bộ doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh luôn nằm trong sự đảm bảo an toàn về pháp lý.
6 Tư vấn thành lập ban pháp chế tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng tư vấn thành lập pháp chế một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi thành lập ban pháp chế
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S