Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Khi chủ thể xác định quyền với tài sản, tùy loại tài sản mà họ được bảo hộ quyền nhân thân, quyền tài sản với tài sản trí tuệ của mình. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, thị trường “sở hữu trí tuệ” giờ đây không chỉ gói gọn trong thị trường Việt Nam mà xuất hiện cả thị trường nước ngoài. TasLaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Tài Sản Trí Tuệ Là Gì? Quy Định Về Tài Sản Trí Tuệ.
1. Tài sản trí tuệ là gì?
Hướng dẫn định giá quốc tế số 4 về Định giá tài sản vô hình định nghĩa: “Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, tạo ra những quyền và ưu thế cho người sở hữu và mang lại những lợi ích kinh tế cho người sở hữu tài sản đó”.
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua hoạt động tư duy, sáng tạo của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Loại tài sản này không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.
2. Tài sản trí tuệ bao gồm những đối tượng nào?
Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức được xác định là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
-
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Luật sở hữu trí tuệ hiện hành đ nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh đưa ra định nghĩa như sau: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Điều 4 khoản 2). Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (Điều 4 khoản 3).
-
Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (Điều 4 khoản 4).
-
Quyền đối với giống cây trồng: Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (Điều 4 khoản 5).
3. Đặc điểm của tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ có bản chất vô hình bởi đây là kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ. Tuy nhiên, loại tài sản này cũng có tính xác định, kiểm soát được để làm căn cứ để bảo hộ và để công chúng biết tới. Tiếp đó, tài sản trí tuệ phải có tính sáng tạo, tính đổi mới, không bị hao mòn, cạn kiệt về vật chất. Do đây là “tài sản” nên nó cũng có khả năng sinh lời thông qua hoạt động khai thác và chuyển giao cung như không bị giới hạn về phạm vi sử dụng, cho phép sử dụng nhiều lần bởi nhiều người hoặc nhiều người cùng sử dụng đồng thời.
4. Phân loại tài sản trí tuệ
Dựa vào tính chất, tài sản trí tuệ có thể chia thành các nhóm:
-
Sáng tạo về văn học – nghệ thuật (tác phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình…
-
Sáng tạo về kỹ thuật – công nghệ (sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí,…)
-
Sáng tạo trong hoạt động kinh doanh thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…)
Dựa vào thủ tục xác lập quyền, tài sản trí tuệ phân thành các nhóm:
-
Bảo hộ tự động: Quyền tác giả, quyền liên quan, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
-
Bảo hộ tự động có điều kiện: tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng
-
Phải đăng ký: Sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng.
5. Tại sao cần phải bảo vệ tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ giúp con người có thêm những vốn tri thức về những sự vật, hiện tượng trong đời sống, giúp khám phá kiến thức và thúc đẩy sự khám phá của con người. Bảo vệ tài sản trí tuệ là một cách công nhận sự đóng góp của chủ thể trong việc phát triển sự hiểu biết của nhân loại đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo thông qua việc trao một số quyền nhất định cho chủ thể có lợi về kinh tế. Nếu không có hệ thống pháp luật bảo vệ, các chủ thể có thể “không được công nhận” đối với công sức của mình, họ có thể bất mãn mà từ bỏ những công trình nghiên cứu, đây có thể là thiếu sót cho sự phát triển, cũng như khiến cho những chủ thể khác dù không đóng góp nhưng vẫn có khả năng có được lợi nhuận không ngay tình. Nếu bảo vệ tốt sẽ giúp gia tăng việc tiếp cận sự sáng tạo. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của con người.
6. Nhận diện tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
Hoạt động nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp (R&D) có thể mang lại rất nhiều kết quả sáng tạo như: bài viết tạp chí, báo cáo nghiên cứu, báo cáo thị trường, phân tích thị trường, chương trình máy tính, giải pháp cấu trúc, tác phẩm mỹ thuật… Mỗi loại tài sản trí tuệ có thể được bảo hộ dưới các hình thức khác nhau. Nhận diện được loại tài sản trí tuệ trong hoạt động của mình giúp các doanh nghiệp có chiến lược quản lý tài sản trí tuệ hợp lý và hiệu quả.
7. Định giá tài sản trí tuệ trong giao dịch dân sự
Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào điều chỉnh việc định giá tài sản trí tuệ vì vậy việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chủ yếu được thực hiện theo Hướng dẫn về định giá các tài sản vô hình số 4 do Hội đồng định giá quốc tế (IVSC) công bố.
Trên thế giới, phương pháp định giá tài sản trí tuệ được chia thành hai nhóm lớn: phương pháp định giá mang tính chất định lượng và phương pháp định giá mang tính chất định tính.
Thứ nhất, phương pháp định lượng, tài sản trí tuệ được đánh giá trên ba khía cạnh:
- Định giá các quyền: ví dụ tình trạng đơn đăng ký bảo hộ, thời hạn bảo hộ, đặc điểm của từng đối tượng sở hữu trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…
- Định giá khả năng chuyển giao của tài sản trí tuệ: ví dụ sự cần thiết của việc phát triển bổ sung cho việc thương mại hóa tài sản trí tuệ, những hỗ trợ kỹ thuật sau khi chuyển giao công nghệ, các điều kiện li-xăng bắt buộc, nghĩa vụ và sự hợp tác của những người nắm giữ quyền.
- Định giá tiềm năng kinh doanh: về những cản trở khách quan ví dụ: yêu cầu có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền,.. đóng góp của tài sản trí tuệ đối với hoạt động kinh doanh của công ty, khả năng xuất hiện các công nghệ thay thế,…
Thứ hai, Phương pháp định giá mang tính chất định tính. Phương pháp dựa trên cơ sở đo lường và phân tích dữ liệu để tính giá trị của đối tượng SHTT thành tiền, bao gồm ba phương thức tiếp cận được áp dụng rộng rãi sau đây:
- Phương thức tiếp cận chi phí là dựa vào chi phí để có được tài sản tài sản trí tuệ thông qua việc nghiên cứu và phát triển nội bộ của công ty hoặc thông qua việc mua lại hoặc được chuyển giao tài sản trí tuệ từ công ty khác. Phương thức này dựa vào việc tính toán các chi phí mô phỏng hoặc thay thế một tài sản trí tuệ.
- Phương thức tiếp cận thị trường. Đây là phương thức này xác định giá trị của một tài sản trí tuệ bằng việc phân tích các giao dịch thị trường có khả năng so sánh giữa tài sản trí tuệ này với những tài sản trí tuệ tương tự khác. Tính tương tự thể hiện trong việc sử dụng, các đặc điểm về công nghệ, chi tiết, tính năng và các quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ cũng như sự nhận thức của công chúng về tài sản trí tuệ trên thị trường hoặc là tài sản trí tuệ được giao dịch trong những hoàn cảnh tương tự.
Tuy nhiên trên thực tế việc chuyển giao tài sản trí tuệ thiếu sự rõ ràng, minh bạch, thiếu thông tin về đối tượng được giao dịch để làm cơ sở so sánh giá trị. Hoặc là đối tượng được giao dịch là cái duy nhất, nên chúng ta không thể tìm kiếm được một tài sản trí tuệ tương tự để tiến hành so sánh khi định giá.
- Phương thức tiếp cận theo thu nhập là phương thức này được sử dụng để tính giá trị hiện tại của dòng tiền thu nhập trong tương lai của một tài sản trí tuệ trong suốt thời hạn bảo hộ. Phương pháp chiết khấu dòng tiền cho phép dòng tiền thu nhập trong tương lai được ước tính có thể biến đổi thành giá trị hiện tại bằng việc chiết khấu dòng tiền thu nhập trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Nhưng khó khăn chính là làm thế nào để xác định được tỷ lệ chiết khấu phù hợp? Một số yếu tố rủi ro cần được xem xét khi xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp như rủi ro về công nghệ, thị trường, chính sách, lạm phát, khả năng thanh toán, nạn sao chép bất hợp pháp những tài sản trí tuệ, khả năng đối tượng sở hữu trí tuệ không còn sử dụng được lâu dài,…
Thông thường xác định tỷ lệ chiết khấu dựa trên tỷ lệ sinh lời mà nhà đầu tư mong đợi trên Khoản đầu tư vào tài sản trí tuệ phụ thuộc vào tính chất và các kinh nghiệm liên quan đến xác định rủi ro. Rủi ro càng cao thì tỷ lệ sinh lợi mong đợi càng lớn. Nhược điểm của phương pháp này là thiếu tính khách quan và chính xác trong việc dự báo dòng tiền thu nhập trong tương lai.
Bên cạnh đó, Thời điểm định giá tài sản trí tuệ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định giá tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ đối với một sáng chế có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn chuyển nhượng hoặc li-xăng sáng chế đó không trùng với thời điểm giới thiệu một công nghệ bổ sung hoặc công nghệ thay thế có hiệu quả hơn trên thị trường.
Như vậy rõ ràng để biết được giá trị thật của một tài sản trí tuệ cụ thể là không dễ dàng. Các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn thời điểm định giá để có lợi nhất cho họ.
Đối với Việt Nam, tuy đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến việc định giá tài sản trí tuệ như: Luật thi hành án dân sự, Luật Doanh nghiệp, nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ vẫn còn khá sơ sài. Các văn bản pháp luật nêu trên hầu như không điều chỉnh trực tiếp vấn đề định giá tài sản trí tuệ mà chỉ đề cập tới các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách thức tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình – trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Ngay cả Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 và các Nghị định hướng dẫn thi hành là những văn bản pháp lý chuyên ngành về sở hữu trí cũng chưa có một quy định nào quy định về việc định giá tài sản trí tuệ. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp thường rất lúng túng khi định giá các tài sản, đôi khi việc định giá sai, thấp hơn so với giá trị thực tế đã đem lại những hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp.
8. Tư vấn tài sản trí tuệ tường tận hơn tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng tìm hiểu và bảo hộ tài sản trí tuệ của mình và tiến hành đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng, cụ thể và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của chủ thể khi nộp đơn đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
-
Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn