Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ trở thành công cụ hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sáng tạo, áp dụng thành tựu khoa học vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Việc thiết lập hệ thống bảo vệ nói chung và cụ thể là đăng ký nhãn hiệu trở nên vô cùng quan trọng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ở bài viết này, Taslaw xin cung cấp tới Quý bạn đọc những thông tin cần thiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam một cách rõ ràng và chuẩn xác nhất.
1. Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu?
Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu bởi những giá trị mà nhãn hiệu đem lại:
-
Là một công cụ đánh dấu những hàng hóa, dịch vụ mang chung một nhãn hiệu xuất phát từ một nhà sản xuất
-
Đem lại sự tin tưởng về nguồn gốc cho người tiêu dùng. Bởi khi nhãn hiệu dần trở nên phổ biến, nhìn vào nhãn hiệu họ sẽ yên tâm mà mua hàng
-
Giúp phân biệt với đối thủ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
-
Thúc đẩy hoạt động marketing quảng cáo cho chủ sở hữu, đẩy mạnh doanh thu…
Bên cạnh đó, nhãn hiệu nếu không đăng ký mà không may xảy ra sự trùng hợp hay xâm phạm rất khó để chứng minh quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu và có cơ chế bảo hộ tốt nhất.
2. Điều kiện đăng ký bản quyền thương hiệu
Căn cứ vào Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, để được đăng ký bản quyền bản quyền thương hiệu phải đáp ứng hai điều kiện sau:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác."
Theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 “không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng xã hội, trật tự công cộng có hại cho an ninh quốc phòng, an ninh.” Theo đó dấu hiệu trái đạo đức xã hội, trật công cộng sẽ không được bảo hộ hay đăng ký bản quyền thương hiệu.
Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 cũng liệt những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể là tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cơ quan nhận đơn duy nhất là Cục Sở hữu trí tuệ có 3 điểm tiếp nhận đơn tại trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội, Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện Đà Nẵng.
Cách thức nộp đơn bao gồm:
4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 bao gồm:
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
a) Giấy ủy quyền;
b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.”
5. Các bước thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Đầu tiên đơn được Cục SHTT tiếp nhận và xử lý. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT tiến hành các trình tự, thủ tục để cấp bằng như sau:
i) Thẩm định hình thức: đánh giá tính hợp lệ của đơn theo quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ. Thời hạn thẩm định hình thức là một tháng kể từ ngày nộp đơn, thời gian sửa chữa, thiếu sót, bổ sung của đơn không được tính vào thời hạn thẩm định hình thức của đơn
ii) Công bô đơn: Công bố đăng ký nhãn hiệu là hành vi pháp lý do Cục SHTT thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.
“Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.”
iii) Thẩm định nội dung: khi đơn được công bố được hợp lệ về mặt hình thức thì đều được thẩm định về nội dung. Thời hạn thẩm định nội dung là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung đơn, nếu nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định theo Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.
6. Chi phí đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Theo chỉ dẫn của Cổng Thông Tin Điện Tử Cục Sở Hữu Trí Tuệ về chi phí đăng ký nhãn hiệu gồm các khoản sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
7. Trường hợp nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt hoặc không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ
7.1. Trường hợp nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt
Căn cứ vào khoản 2 điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, nhãn hiệu được xem là không có khả năng phân biệt là:
“2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu."
7.2. Trường hợp nhãn hiệu không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ
Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 cũng liệt những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
8. Những lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu đạt kết quả cao
- Thiết kế nhãn hiệu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo hộ và dấu hiệu dễ nhận biết theo các mục đã trình bày ở trên.
- Chuẩn bị kỹ hồ sơ, chỉn chu trong hình thức, tài liệu trong đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm để hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.
- Tìm hiểu kỹ các thủ tục xử lý đơn đăng lý, chú ý các khoảng thời gian để phối hợp làm việc cơ quan Nhà nước có yêu cầu. Khi trả lời, cần có lý lẽ, dẫn chứng, đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính thuyết phục cao.
- Thuê và tìm những người kinh nghiệm uy tín trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thành thảo các thủ tục để quá trình đăng ký nhãn hiệu bản quyền được diễn ra thuận lợi hơn.
9. Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại TasLaw
Với sự chuyên nghiệp, trách nhiệm và hết lòng phụng sự khách hàng, Taslaw đem tới những dịch vụ hàng đầu về đăng ký nhãn hiệu như sau:
-
Tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tiến hành tra cứu
-
Tư vấn và hướng dẫn sửa đổi nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho khách hàng
-
Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký
-
Giải quyết những sự cố phát sinh và đề ra phương hướng giải quyết kịp thời cho khách hàng
-
Trực tiếp giao lại giấy tờ liên quan đến kết quả.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn