Thủ tục nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam đang dần khôi phục, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Vậy quy định nhập cảnh hiện tại có thay đổi như thế nào, trường hợp nào được phép nhập cảnh Việt Nam, cùng TasLaw tìm hiểu ngay trong bài viết này để có thêm nhiều thông tin về vấn đề này.
I. ĐIỀU KIỆN NHẬP CẢNH VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì Người nước ngoài được nhập cảnh phải có đủ các điều kiện dưới đây:
-
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng
-
Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực
-
Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh,
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định pháp luật Việt Nam:
-
Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
-
Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
-
Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
-
Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
-
Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
-
Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
-
Vì lý do thiên tai.
-
Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam cần đảm bảo tuân theo đủ các điều kiện nhập cảnh của Pháp luật Việt Nam. Điều này giúp bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
II. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ THỦ TỤC NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM MỚI NHẤT
1. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam cần giấy tờ gì?
Để nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật Việt Nam quy định, trong đó việc cung cấp Đúng và Đủ các giấy tờ hợp lệ là một trong những khâu quan trọng để Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam “cho phép” cá nhân/ tổ chức nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
-
Hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn trên 6 tháng
-
Giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực điện tử, thị thực dán, thẻ thường trú, thẻ tạm trú
-
Trường hợp trẻ em người nước ngoài không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh được ghi và dán ảnh của trẻ em vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
2. Quy định thủ tục nhập cảnh Việt Nam 2022 mới nhất.
2.1 Quy định về visa nhập cảnh đối với người nước ngoài
Theo quy định mới nhất tại Công văn 450/VPCP-QHQT được ban hành ngày 18/01/2022 đối với thẩm quyền, thủ tục xét duyệt nhập cảnh thì đã có những thay đổi tích cực và gần như khôi phục so với khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động nhập cảnh tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới bị ngưng trệ và khó khăn.
Cụ thể:
-
Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng thân nhân mang giấy tờ nhập cảnh hợp lệ (thị thực, giấy miễn thị thực còn giá trị, thẻ thường trú, thẻ tạm trú) được nhập cảnh Việt Nam theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài lại Việt Nam năm 2014 và Nghị định của Chính phủ số 82/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2015, mà không phải làm lại thủ tục kiểm tra nhân sự, cấp thị thực/giấy miễn thị thực, không cần xin phê duyệt chủ trương nhập cảnh của bộ, ngành, địa phương.
-
Đối với người nước ngoài chưa có thị thực: UBND cấp tỉnh tiếp tục xem xét phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp nhập cảnh để làm việc, dự hội nghị, hội thảo, học tập, nhân đạo… trên địa bàn tỉnh; các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Trung ương chủ động quyết định việc mời, đón và chịu trách nhiệm quản lý người nước ngoài làm việc với cơ quan mình.
2.2 Quy định phòng chống dịch covid
Vào ngày 13/5/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Công điện số 416/CĐ-TTg về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Với quy định mới này thì từ 00 giờ ngày 15 tháng 5 năm 2022, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước.
Như vậy, thay vì phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 như trước thì bây giờ người nước ngoài sau khi nhập cảnh Việt Nam chỉ cần khai báo y tế và tự theo dõi tình hình sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Điều này giúp việc nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi và dễ dàng hơn thay vì phức tạp như hồi đại dịch bùng phát.
2.3 Các trường hợp được miễn công văn nhập cảnh
Công văn nhập cảnh Việt Nam là loại văn bản có sự chấp thuận của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với các mục đích khác nhau như: đầu tư, lao động,du lịch, thương mại, thăm thân nhân tại Việt Nam…
Tại thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, tất cả các trường hợp người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam đều cần phải có công văn nhập cảnh, thì Hiện nay quy định về nhập cảnh Việt Nam đã được nới lỏng hơn rất nhiều, và tùy vào đối tượng người nước ngoài mà sẽ có những trường hợp không yêu cầu phải có công văn nhập cảnh để vào Việt Nam.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia: Đan Mạch, Na Uy,Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Đức, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thụy Điển, Phần Lan, Be-la-rút nhập cảnh với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt mục đích nhập cảnh, loại hộ chiếu khi đáp ứng đủ điều kiện dưới đây theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được miễn thị thực.
-
Người nước ngoài nhập cảnh bằng Miễn thị thực 5 năm
-
Người nước ngoài nhập cảnh bằng thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn thời hạn
-
Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử (e-visa).
2.4 Người nước ngoài nhập cảnh có phải cách ly không?
Theo công văn mới nhất của Bộ y tế ngày 15 tháng 3 năm 2022, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải làm thủ tục cách ly.
Điều này có nghĩa với quy định mới nhất, người nước ngoài nhập cảnh sẽ không cần:
-
Làm thủ tục cách ly
-
Xét nghiệm covid 19.
Không chỉ với người nước ngoài, mà người Việt Nam nhập cảnh về nước cũng áp dụng chính sách mới này.
3. Thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài
3.1 Thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu
Người nước ngoài hiện tại có thể nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
Để được nhập cảnh Việt Nam người nước ngoài cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài với mục đích thương mại, thăm thân, công tác ngắn hạn,….
Bước 2: Dán visa vào hộ chiếu. Tùy theo quy định nhập cảnh của Việt Nam tại các quốc gia, người nước ngoài có thể nhận visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc dán visa tại cửa khẩu quốc tế.
Bước 3: Hoàn thành thủ tục tiếp theo để nhập cảnh vào Việt Nam.
3.2 Thủ tục nhập cảnh bằng Công văn nhập cảnh
Hình thức nhập cảnh này dành cho tất cả các công dân các nước muốn nhập cảnh vào Việt Nam. Công văn nhập cảnh là hình thức nhập cảnh chủ yếu người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với các mục đích khác nhau như đầu tư, du lịch, thương mại, lao động, thăm thân nhân tại Việt Nam…
Hồ sơ bao gồm:
1. Hộ chiếu.
2. Công văn nhập cảnh
3. Chi phi cấp visa tại sân bay.
4. Mẫu NA1. (Có thể khai trước hoặc đến cửa khẩu thì khai)
5. Ảnh 3×4
Nơi thực hiện: Cửa khẩu Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cửa khẩu Hữu Nghị, Mộc Bài…
*Lưu ý: Cần phải làm thủ tục xin cấp công văn nhập cảnh trước.
3.3 Thủ tục nhập cảnh bằng Miễn thị thực, miễn visa
- Trường hợp nhập cảnh 15 ngày
Người nước ngoài nằm trong danh sách 13 quốc gia gồm: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.
Khi nhập cảnh người nước ngoài cần mang theo Hộ chiếu có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn trên 6 tháng.
- Trường hợp có sổ miễn thị thực/ Giấy miễn thị thực
-
Loại dán: Giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu nước ngoài của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài dùng để nhập cảnh Việt Nam.
-
Loại sổ: Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy thường trú do nước ngoài cấp và người sử dụng hộ chiếu của những Quốc gia mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.
3.4 Thủ tục nhập cảnh bằng visa điện tử (e-visa)
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Thị thực điện tử (E-Visa) là một loạt thị thực được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử. Visa điện tử là loại visa hiện đại nhất hiện nay. Nó cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với hình thức cấp visa bằng giấy như truyền thống.
Để được nhập cảnh theo hình thức này, người nước ngoài cần chuẩn bị:
1. Hộ chiếu
2. E-visa đã được cấp.
4. Một số loại visa phổ biến cho người nước ngoài nhập cảnh
4.1 Nhập cảnh bằng visa doanh nghiệp
Visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại Visa được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ các điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của Pháp luật lao động Việt Nam.
Các loại Visa làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 bao gồm:
-
Visa làm việc ngắn hạn: có thời hạn tối đa là 3 tháng được cấp cho Chuyên gia, Nhà quản lý và lao động kỹ thuật người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam các loại Visa DN1, DN2.
-
Visa làm việc dài hạn: có thời hạn tối đa là 12 tháng áp dụng cho người nước ngoài có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động với Visa có ký hiệu là LĐ1, LĐ2.
4.2 Nhập cảnh bằng visa điện tử
Visa điện tử là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị thực điện tử Việt Nam có thời hạn không quá 30 ngày và có giá trị một lần.
Người nước ngoài đang ở nước ngoài, có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam có thể đề nghị cấp thị thực điện tử hoặc thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh.
Điều kiện để được cấp thị thực điện tử:
-
Người nước ngoài đang ở nước ngoài;
-
Có hộ chiếu hợp lệ;
-
Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4.3 Nhập cảnh bằng visa du lịch
Visa du lịch được ký hiệu là Visa DL là loại thị thực được sử dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thực hiện các kỳ nghỉ dưỡng với thời hạn tạm trú không quá 01 tháng, hết thời hạn này nếu người nước ngoài muốn tiếp tục thực hiện kỳ nghỉ thì có thể gia hạn thêm thời hạn tạm trú để ở lại Việt Nam.
Người nước ngoài và công ty du lịch nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn Visa du lịch tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội hoặc tại TP HCM theo quy định.
III. VÌ SAO NÊN CHỌN DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC NHẬP CẢNH VIỆT NAM TẠI TASLAW
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu cùng với nhiều năm kinh nghiệm với đội ngũ tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm, đã xử lý nhiều trường hợp phức tạp thì Taslaw tự tin để tư vấn cho quý khách hàng các quy định nhập cảnh Việt Nam mới nhất.
Đảm bảo người nước ngoài nhập cảnh một cách đơn giản nhất, nhanh gọn nhất thông qua những dịch vụ sau:
-
Dịch vụ nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc
-
Dịch vụ nhập cảnh cho người nước ngoài vào du lịch
-
Dịch vụ nhập cảnh cho người nước ngoài vào thăm thân
-
Dịch vụ công văn nhập cảnh trên toàn quốc
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, xin vui lòng liên hệ với Taslaw để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected].
Website: https://taslaw.vn