Việc có kiến thức về Luật sở hữu trí là rất quan trọng trong việc xử lý các tình huống bị xâm phạm vì nó giúp bạn hiểu rõ về quyền sở hữu trí tuệ của mình và các cơ chế bảo vệ. Trong bài viết dưới đây, Taslaw sẽ cung cấp tới bạn những tình huống liên quan tới sở hữu trí tuệ cơ bản và giải đáp các tình huống về sở hữu trí tuệ cơ bản và chính xác nhất.
1. Tình huống về xâm phạm sở hữu trí tuệ
Công ty A thuê B thiết kế tài liệu quảng cáo cho công ty (tài liệu quảng cáo dưới dạng bản in) để phát trong các hội chợ thương mại. Hợp đồng đã kết thúc khi B bàn giao kết quả công việc và A đã thanh toán đầy đủ thù lao theo thỏa thuận cho B. Một năm sau, công ty A lập trang web mới để quảng bá cho sản phẩm của công ty và đã sử dụng một số nội dung trong tài liệu quảng cáo do B thực hiện như: thiết kế đồ họa, hình ảnh, biểu trưng… để đưa lên trang web mà không hỏi ý kiến của B. B cho rằng tài liệu quảng cáo là tác phẩm thuộc quyền tác giả của B, vì vậy việc Công ty A sử dụng một số nội dung trong đó đưa lên website mà không được sự cho phép của B là xâm phạm quyền tác giả của mình. Ngược lại, Công ty A cho rằng với tư cách là chủ sở hữu tài liệu quảng cáo trên, họ được toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hay thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì với B.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022
“Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Nếu trong hợp đồng, Công ty A ghi rõ sử dụng in ấn, phát trong hội chợ thương mại thì quyền của A chỉ giới hạn trong hợp đồng thỏa thuận
- Vì vậy, khi công ty A quảng bá thì nằm ngoài thỏa thuận thì tình huống này B thắc mắc là hợp lý.
2. Tình huống về thừa kế quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
2.1. Tình huống về thừa kế quyền tác giả
Anh A là một tác giả nổi tiếng của cuốn sách “Mây bay”. Anh A có một người vợ tên là chị B. Anh A không may đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Vậy, chị B có quyền được thừa kế tác phẩm không? Chị B được quyền thay thế tên tác phẩm không?
- Căn cứ vào Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định:
Điều 40 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
“Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.”
Đặt vào tình huống trên, Anh A không để lại di chúc, quyền tác giả được thừa kế theo pháp luật và người thừa kế là chị B, thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Khoản a, điểm 1, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).
- Căn cứ vào Khoản 3, Điều 19 và Điều 20, Điều 40 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 thì quyền đổi tên cho tác phẩm không được để thừa kế lại cho người khác. Vì vậy, sau khi nhận thừa kế quyền tác giả, chị B không được đổi tên cuốn sách “Mây bay” .
2.2. Tình huống về quyền sở hữu công nghiệp
Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “Big Babol” đăng ký cho sản phẩm kẹo cao su thổi, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ 03/04/1998. Bao gói của sản phẩm có nền màu xanh lam đặc trưng, ở giữa có hình ovan hồng và phía dưới có hình một số loại trái cây. Bao gói này đã được Công ty A sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm 1998. Tháng 9 năm 2016, Công ty A phát hiện Công ty B sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm kẹo cao su gắn dấu hiệu “Po Lopai” với bao gói màu xanh lam và có cách trình bày bao gói giống hệt bao gói của Công ty A. Anh/chị hãy tư vấn xác định Công ty B có hành vi xâm phạm nào đối với quyền sở hữu trí tuệ của Công ty A.
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022
Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
-
Công ty A cần chứng minh bao gói là chỉ dẫn thương mại ổn định, sử dụng rộng rãi của công ty A.
-
Khi người tiêu dùng nhìn thấy bao gói thì có thể liên tưởng đến “Big Babol” của công ty A và nghĩ xem nó có liên quan gì với nhau ở đây hay là một sản phẩm nào của công ty A hay không? Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.
3. Giải đáp các tình huống về sở hữu trí tuệ nhanh chóng tại TasLaw
Công ty Luật Taslaw Hà Nội là một trong những công ty luật uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đến với Taslaw chúng tôi không chỉ tận tâm giải đáp các tình huống về sở hữu trí tuệ nhanh chóng mà còn là những vấn đề chuyên sâu khác về sở hữu trí tuệ như:
-
Tư vấn về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, cách thức bảo vệ và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ.
-
Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: đăng ký nhãn hiệu, logo, sáng chế, chỉ dẫn địa lý….
-
Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn