Ngày nay, hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình diễn ra hoạt động nhượng quyền thương mại thường phát sinh nhiều vấn đề cần lưu ý, đặc biệt là tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vậy pháp luật quy định về hợp đồng Nhượng quyền thương mại như thế nào? Các trường hợp nào thường xảy ra tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại? Nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, công ty tư vấn luật Taslaw xin gửi đến quý khách hàng bài viết:#1 Tranh Chấp Nhượng Quyền Thương Mại Hợp Đồng Nhượng Quyền
1. Tranh chấp nhượng quyền thương mại là gì?
Tranh chấp nhượng quyền thương mại là những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thỏa thuận nhượng quyền thương mại giữa các chủ thể tham gia. Thông thường, các tranh chấp thường xoay quanh các vấn đề như: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, nội dung hợp đồng, các điều khoản về hiệu lực hợp đồng, chi phí chuyển nhượng, sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại,...
2. Các trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
2.1. Tranh chấp liên quan đến hiệu lực của hợp đồng
Tranh chấp liên quan đến hiệu lực thường phát sinh trong trường hợp hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Các trường hợp có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu thường xảy ra khi giao dịch vô hiệu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
-
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
-
Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
-
Hợp đồng vô hiệu do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
-
Hợp đồng vô hiệu do bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền chưa đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
-
Hợp đồng vô hiệu do chủ thể ký hợp đồng không đúng thẩm quyền.
-
Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
2.2. Tranh chấp vấn đề giá cả, phí chuyển nhượng và phương thức thanh toán
Là hợp đồng song, vụ, có tính đền bù, vì vậy trả một khoản phí nhất định cho bên nhượng quyền là nghĩa vụ của bên nhận quyền. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thỏa thuận xác định phí nhượng quyền thường phát sinh nhiều vấn đề. Thông thường, các khoản phí bên nhận quyền phải trả bao gồm: Phí nhượng quyền ban đầu, phí thường xuyên, phí định kỳ và các khoản phí khác. Vì việc chi trả các khoản phí liên quan đến lợi ích và lợi nhuận của các bên nên thường phái sinh tranh chấp, đòi hỏi cần thảo luận kỹ lưỡng.
2.3. Tranh chấp liên quan đến đối tượng hợp đồng
Đối tượng hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Trong quá trình thỏa thuận, các sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền cần được quy định rõ ràng trong các điều khoản. Vì tính chất của các sản phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng nên các tranh chấp phát sinh cũng vô cùng phức tạp, đòi hỏi hợp đồng cần có các điều khoản chi tiết về đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất,...
2.4. Tranh chấp liên quan đến việc kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính nhất quán của quyền được nhượng
Cơ chế kiểm soát đối với bên nhận quyền là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích. Bởi các tài sản bên nhượng quyền cung cấp thường là các tài sản độc quyền. Các tranh chấp về vấn đề này thường phát sinh từ việc đảm bảo chất lượng ,tính nhất quán của các quyền được chuyển nhượng,...
2.5. Tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản chống cạnh tranh
Bản chất hợp đồng nhượng quyền thương mại là chuyển giao quyền thương mại, thương hiệu, cách thức kinh doanh,... vì vậy các tranh chấp liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại thường phức tạp. Hợp đồng nhượng quyền thương mại cần quy định rõ nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong việc bảo vệ nhãn hiệu, tránh tiết lộ bí mật kinh doanh để tránh các tranh chấp trong cạnh tranh thị trường.
2.6. Tranh chấp liên quan đến vấn đề thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng
Vấn đề gia hạn, chấm dứt hợp đồng thường do các bên thỏa thuận. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể do bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thanh toán quyền và nghĩa vụ cũng như có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại thường phát sinh tranh chấp về lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như chế tài áp dụng khi có thiệt hại xảy ra do lỗi của các bên.
3. Những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Theo Điều 317 Luật Thương Mại 2005, có 4 phương thức giải quyết tranh chấp là:
- Thương lượng
- Hòa giải
- Tòa án
- Trọng tài thương mại.
4. Làm thế nào để tránh tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Để hạn chế tranh chấp trong quá trình thỏa thuận nhượng quyền thương mại, các bên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu, trao đổi, thỏa thuận khả năng kinh doanh, tài chính cũng như tình hình kinh tế của các bên.
- Thứ hai, thoả thuận, quy định rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là đối tượng nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định về hạn chế cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
- Thứ ba, nên có sự thoả thuận và quy định cụ thể phương thức giải quyết tranh chấp.
- Thứ tư, lựa chọn các chủ thể có kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn để soạn thảo hợp đồng cũng như lường trước các tình huống có thể phát sinh tranh chấp và các thức giải quyết.
5. Tư vấn giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại tại TasLaw
Tại Taslaw, với đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn hợp đồng Các trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. Chúng tôi cam kết dịch vụ gửi tới quý khách hàng với chất lượng tối ưu và mức chi phí cạnh tranh nhất.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn