Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng ngày, khách hàng nhìn thấy vô vàn nhãn hiệu của các thương hiệu khác nhau. Nhãn hiệu là thứ để khách hàng phân biệt nhãn hàng này với nhãn hàng khác, tạo ấn tượng với khách hàng cũng như bạn hàng, đối tác. Việc đăng ký nhãn hiệu giúp các chủ thể trong thị trường xác định đâu là chủ sở hữu và xác định quy chế pháp lý và bảo hộ với chủ sở hữu. TasLaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành
1. Đặt tên và thiết kế nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu giúp khách hàng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh. Nhãn hiệu không yêu cầu bắt buộc phải đặt tên. Nếu nhãn hiệu được đặt tên thì cần đảm bảo rằng ý tưởng của chủ sở hữu nhãn hiệu và nhãn hiệu là đồng nhất, không làm khách hàng hiểu sai, đồng thời cần có sự cố vấn của những người có chuyên môn sâu về nhãn hiệu đạt được khả năng đăng ký cao nhất.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
2. Nên đăng ký phần chữ hay hình ảnh
Luật Sở hữu trí tuệ xác định nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tức là nhãn hiệu có thể chỉ bao gồm chữ hoặc chỉ có phần hình, hoặc có cả chữ và hình. Nên dù chủ sở hữu đăng ký ở dạng chữ hay hình ảnh thì đều được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
Tuy nhiên, chủ sở hữu nên đăng ký bảo bảo hộ với phần chữ là tên nhãn hiệu. Mục đích của việc này là đảm bảo cho cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy biến cập nhật lại hình ảnh trên nhãn hiệu sao cho phù hợp thị hiếu thị trường mà không ảnh hưởng tới tính bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy vậy, cũng có trường hợp chủ sở hữu không có ý định thay đổi phần hình ảnh, tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu.
3. Tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện theo quy định của luật, trong đó có quy định về những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa “nhãn hiệu” quy định tại điều 73 Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, khi chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu, công việc đầu tiên cần làm là tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng được chấp thuận. Việc tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định trước đấy đã có chủ thể nào đăng ký nhãn hiệu có sự giống hoặc tương tự dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình hay không, đảm bảo được đơn đăng ký sau khi nộp sẽ có khả năng được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tránh việc mất chi phí nhưng không được nhận đơn.
Chúng ta có thể tra cứu nhãn hiệu bằng những cách như:
4. Tăng tính nhận diện nhãn hiệu bằng phần mô tả
Việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng trong nội dung đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu, giúp việc nhận diện nhãn hiệu rõ ràng và cụ thể hơn, các ý tưởng không thể trùng lặp, ý nghĩa nhãn hiệu được trình bày rõ nét. Yêu cầu để được xem xét cấp văn bằng bảo hộ là việc mô tả và trình bày về ý tưởng, ý nghĩa nhãn hiệu. Mô tả này cũng có thể là căn cứ để các bên dựa vào khi có tranh chấp liên quan.
5. Số lượng mẫu nhãn hiệu cần nộp theo quy định
Khi đi đăng ký, bạn cần mang theo 7 mẫu nhãn hiệu, bao gồm: 2 mẫu dán trên tờ khai và 5 mẫu rời kèm. Mẫu nhãn hiệu cần được in rõ ràng bằng giấy ảnh có in màu giống với nhãn hiệu cần đăng ký. Do việc bảo hộ chủ yếu dựa vào mẫu nhãn hiệu bạn gửi tới cục khi đăng ký nên nếu in sai màu, nhòe màu sẽ khiến độ nhận dạng của cơ quan nhà nước sai lệch, ảnh hưởng tới sự bảo hộ của nhãn hiệu.
6. Chi phí cần có để đăng ký nhãn hiệu
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
7. Gia hạn nhãn hiệu như thế nào?
Nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Hiệu lực của nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, không giới hạn số lần, mỗi lần gia hạn là cho 10 năm. Để gia hạn hiệu lực chủ sở hữu cần nộp yêu cầu gia hạn và đóng phí, lệ phí theo quy định.
8. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo tháng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của chủ thể khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
-
Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn