I. Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;
- Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
- Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.
II. Đối tượng nào được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn:
1. Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng).
2. Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư
III. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là gì?
Doanh nghiệp có vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng, có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:
1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung của Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo Mẫu.
2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
2.1 Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ bao gồm:
a) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm bộ phận đào tạo và bộ phận quản lý học viên;
b) Các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiệm vụ khai thác thị trường ngoài nước, tuyển chọn lao động, quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động về nước, tài chính;
c) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các phòng nghiệp vụ phải đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2.2 Cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động thuộc sở hữu của doanh nghiệp dịch vụ hoặc được doanh nghiệp dịch vụ thuê ổn định theo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và phải đáp ứng điều kiện tối thiểu sau:
a) Có đủ phòng học và phòng ở cho 100 lao động tại một thời điểm;
b) Diện tích phòng học trung bình 1,4 m2/học viên và phòng ở trung bình 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản bảo đảm phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú.
2.3 Doanh nghiệp dịch vụ lần đầu được cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
4. Có tiền ký quỹ theo quy định: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.
IV. Hồ sơ xin Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hồ sơ xin cấp Giấy phép gồm:
1. Văn bản đề nghị của doanh nghiệp theo mẫu
2. 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất.
3. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định
4. 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ
5. 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
6. 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
7. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ theo quy định
8. 01 bản sao Điều lệ Công ty
V. Trình tự, thủ tục thực hiện xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động như thế nào?
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề Xuất khẩu lao động, có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; Nếu Doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa có ngành nghề xuất khẩu lao động hoặc chưa đáp ứng được vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải làm thủ tục Thay đổi đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính;
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, mức ký quỹ theo quy định là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải cam kết không rút số tiền ký quỹ này trong suốt thời gian hoạt động xuất khẩu lao động;
Bước 4: Doanh nghiệp xin xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng nơi mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp theo số vốn quy định tối thiểu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Theo đó, khi xin xác nhận vốn, doanh nghiệp cần đảm bảo số vốn điều lệ của doanh nghiệp trong tài khoản ngân hàng từ 05 tỷ trở lên.
Bước 5: Doanh nghiệp xây dựng 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định như trên. Trong đó có các giấy tờ yêu cầu phải được xây dựng trên mẫu theo quy định.
Bước 6: Doanh nghiệp đóng cuốn hồ sơ thành 01 cuốn có sắp xếp theo thứ tự, có bìa và đóng dấu của doanh nghiệp lên bìa hồ sơ.
Bước 7: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Số 41B Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Bước 8: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ cử đoàn cán bộ xuống trụ sở của doanh nghiệp cũng như những cơ sở vật chất mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động đăng ký trong hồ sơ
Bước 9: Nếu thẩm định cơ sở vật chất đúng với hồ sơ mà doanh nghiệp đã kê khai, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến của một số cơ quan, đơn vị có liên quan;
Bước 10: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp;
Bước 11: Doanh nghiệp cử người đại diện của doanh nghiệp mang theo Giấy hẹn trả kết quả tới Cục quản lý lao động ngoài nước nhận Giấy phép và đóng lệ phí cấp giấy phép theo quy định;
Lưu ý: Trường hợp không cấp phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời về lý do không cấp phép cho doanh nghiệp.
VI. Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Công ty Taslaw
Taslaw với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Công ty Taslaw sẽ cam kết đồng hành cùng khách hàng với chất lượng, uy tín và giá cả hợp lý.
- Dịch vụ Cấp, Cấp lại, Gia hạn giấy phép lao động.
- Dịch vụ thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Dịch vụ Cấp, gia hạn visa.
- Dịch vụ Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại VN.
- Dịch vụ Tư vấn mua nhà tại Việt Nam.
- Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Đối tượng khách hàng: chuyên gia, lao động, người nước ngoài (các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ …) tại Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động và các dịch vụ khác có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Lô 04 BT 4-3 Khu Nhà ở Trung Văn, Vinaconex 3, Tổ Dân phố 17, phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com.
Website: https://taslaw.vn