Vốn điều lệ của công ty là một vấn đề pháp lý quan trọng của công ty khi giải quyết vấn đề tài sản giữa công ty và chủ sở hữu/thành viên công ty. Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ công ty. TasLaw xin gửi quý bạn bài viết: Quy Định Về Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH 1 Thành Viên
1. Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Căn cứ khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty..
Căn cứ khoản 34 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Căn cứ điều 75 khoản 1 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên là vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên được quy định như thế nào?
Điều 75 luật doanh nghiệp 2020 xác định như sau: Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.
Ngoài ra, điều 87 luật doanh nghiệp 2020 xác định việc tăng, giảm vốn điều lệ như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
-
Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
-
Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty. Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
3. Mức vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên tối thiểu là bao nhiêu?
Thông thường, pháp luật không yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu là bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu vì pháp luật không quy định mà bạn lựa chọn mức vốn thấp (5-10 triệu) thì khi thực hiện các giao dịch hay làm việc với đối tác kinh doanh, hoặc làm việc với các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không có sự tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế thực hiện các giao dịch và đây cũng chính là một trở ngại lớn khi công tnhh 1 thành viên thực hiện việc đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên chủ sở hữu của công ty cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế tài chính của bản thân mình để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.
Nếu ngành nghề kinh doanh công ty thuộc loại đăng ký có điều kiện thì cần tuân thủ mức vốn pháp định với từng loại hình kinh doanh.
4. Thời hạn góp vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Với mức vốn điều lệ công ty ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, thời hạn đóng góp là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp trong thời hạn trên mà công ty vẫn không đủ số vốn, công ty cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
5. Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
Vốn điều lệ công ty tnhh cho chúng ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư của chủ sở hữu đăng ký ban đầu của của chủ sở hữu công ty là bao nhiêu. Đây cũng chính là cơ sở để chủ sở hữu công ty tnhh 1 thành viên hướng lợi nhuận từ việc thu được từ công ty. Giúp tách bạch tài sản của công ty với tài sản riêng của chủ sở hữu.
Ví dụ anh Nguyễn Văn A góp vốn 500 tr thành lập ra công ty TNHH MTV Việt Mỹ, sau một thời gian làm ăn kinh doanh công ty Việt Mỹ lãi 200tr, đồng thời anh A cũng đầu tư bất động sản lỗ mất 100 tr. Như vậy với tình huống trên anh công TNHH MTV chỉ lãi 200tr, anh A phải lấy số tiền này tiếp tục cho việc đầu tư làm ăn riêng của công ty. Còn việc anh bị lỗ 100tr do đầu tư bất động sản phải lấy tiền túi của mình để bù vào.
Ngoài ra đây cũng là một trong những căn cứ để tính trách nhiệm vật chất của chủ sở hữu. Lấy tương tự như ví dụ trên, trường hợp công ty TNHH MTV của anh A làm ăn thua lỗ 1 tỷ, bị cơ quan nhà nước tuyên bố phá sản. Theo đó anh A phải lấy toàn bộ số tài sản mình đã góp vào vốn điều lệ công ty đó để trả nợ tương đương 500tr. Còn khoản 500tr phát sinh thêm anh A sẽ không phải lấy tiền túi trả do với loại hình này, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong khoản vốn mình đã cam kết góp vào công ty hay chính là vốn điều lệ công ty tnhh 1 tv.
6. Tư vấn quy định về vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện quy định về vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi góp vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên
-
Soạn thảo mẫu, tư vấn và hướng dẫn quý khách hàng, cụ thể hóa việc đăng ký vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S