Việc hiểu rõ về vốn điều lệ của công ty là cần thiết để đảm bảo hoạt động hợp pháp, tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan nhà nước. Để có thông tin chính xác và chi tiết về vốn tối thiểu đê thành lập doanh nghiệp và thủ tục liên quan, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc tìm sự tư vấn từ đơn vị pháp lý chuyên nghiệp như Công ty Luật Taslaw để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật và tránh các vấn đề pháp lý tiềm tàng. Trong bài viết này, Taslaw sẽ cung cấp tới bạn những quy định pháp lý cơ bản về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp.
1 Vốn điều lệ thành lập công ty là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, quy định như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty cần được quản lý và sử dụng đúng theo quy định pháp luật. Nếu công ty muốn thay đổi vốn điều lệ, cần phải tuân thủ quy trình pháp lý, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, đáp ứng các điều kiện cần thiết, và có giấy phép hoặc chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2 Quy định về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020, pháp luật không quy định về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp.
Do đó, khi quyết định vốn điều lệ của công ty, thành viên công ty nên cân nhắc đúng khả năng tài chính của mình, phạm vi và quy mô hoạt động của công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh, chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập và đặt ra một mức vốn điều lệ hợp lý để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của công ty và đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về vốn điều lệ
3 Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020, không còn yêu cầu mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số ngành nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu phải, ví dụ một vài ngành nghề như là:
-
Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ VNĐ (Điều 3, Nghị định 76/2015/NĐ-CP)
-
Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ VNĐ (Điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
-
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ) (Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP)
-
Ngân hàng thương mại: 3000 tỷ VNĐ (Theo nghị định 10/2011/NĐ-CP)
4 Thời hạn góp vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời hạn góp vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp thường là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
Loại hình công ty
|
Căn cứ pháp lý
|
Thời hạn
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
|
Khoản 2, Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020
|
Thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản
|
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
|
Khoản 2, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020,
|
Thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
|
Công ty cổ phần
|
Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020
|
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
|
Công ty hợp danh
|
Khoản 1, khoản 3 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020,
|
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
2. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
|
5 Hình thức góp vốn vốn điều lệ thành lập công ty
Căn cứ vào khoản 1, Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 về tài sản góp vốn bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Như vậy, có các hình thức góp vốn điều lệ để thành lập công ty, bao gồm:
-
Tiền mặt: Cổ đông hoặc thành viên đóng góp tiền mặt vào công ty, tức là đưa số tiền vào công ty theo đúng giá trị vốn điều lệ đã quy định trong Hợp đồng thành lập công ty hoặc Hợp đồng cổ phần.
-
Tài sản: Cổ đông hoặc thành viên đóng góp tài sản vào công ty, tức là đưa vào công ty các tài sản khác ngoài tiền mặt như bất động sản, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị, công nghệ, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên, v.v. Tài sản này sẽ được định giá và tính vào vốn điều lệ công ty.
-
Quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Cổ đông hoặc thành viên đóng góp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên vào công ty, trong trường hợp công ty hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên.
-
Quyền sở hữu trí tuệ: Thành viên sáng lập công ty có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, như quyền bản quyền, quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ trí tuệ khác.
-
Công nghệ, bí quyết kỹ thuật: Thành viên sáng lập công ty có thể góp vốn bằng công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật, nhưng phải đảm bảo được quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền sở hữu sở hữu trí tuệ.
-
Tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam: Thành viên sáng lập công ty có thể góp vốn bằng tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.
6. Dịch Vụ Mức Vốn Tối Thiểu Để Thành Lập Doanh Nghiệp tại Taslaw
Công ty luật Taslaw cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các liên quan đến mức vốn tối thiểu cần thiết để thành lập doanh nghiệp, bao gồm:
-
Tư vấn về quy định pháp luật về mức vốn tối thiểu: Tư vấn chi tiết về các quy định pháp luật về mức tối thiểu để thành lập doanh nghiệp.
-
Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp: Tư vấn giúp khách hàng lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với mức vốn
-
Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp: Hướng dẫn thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp và các thủ tục liên quan đến vốn điều lệ.
-
Tư vấn về tài chính: Tư vấn về tài chính, vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn