1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ pháp lý để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy phép đầu tư ) là các văn bản pháp luật sau đây:
- Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
- Luật Đầu tư năm 2020
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Các nghị định song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia
2. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
2.1 Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế
2.2 Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

3. ĐIỀU KIỆN VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH KHI XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về ngành nghề đầu tư kinh doanh như sau:
3.1. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Nhà đầu tư không được phép đầu tư trong các ngành nghề sau:
- Kinh doanh các chất ma túy
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
3.2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện được áp dụng theo tiêu chí quốc tịch của doanh nghiệp.
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm có:
- Các điều kiện của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật đầu tư và luật khác có liên quan như luật chuyên ngành
- Các điều kiện đầu tư theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (TD. WTO, AFTA, AFAS…), trong trường hợp có sự khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
3.3. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với tất cả doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt quốc tịch của doanh nghiệp) khi tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện được áp dụng theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Vui lòng đọc bài viết Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để đáp ứng các điều kiện kinh doanh, nhà đầu tư cần xin một hoặc một số các giấy tờ như giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận…

4. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
5. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
5.1 Dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chuẩn bị Hồ sơ dự án gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghề thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5.2 Đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Đối với những dự án cần được Thủ tướng phê duyệt đầu tư thì thủ tục đầu tư được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ dự án:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghề thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư ( nếu có);
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đầu tư.
5.3 Đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Hồ sơ dự án đầu tư:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghề thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

6. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
6.1 Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc diện phải xin chủ trương đầu tư
Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư
Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án lớn có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kinh tế xã hội mà thôi. Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư là khác nhau. Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư được giao cho ba chủ thể đó là: Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký đầu tư
Sau được cấp chủ trương đầu tư thì chủ dự án phải thực hiện bước tiếp theo là xin cấp giấy phép đầu tư. Riêng các dự án không phải xin cấp chủ trương đầu tư đây là bước khởi đâu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi công ty có sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đều cần xin giấy đăng ký đầu tư mà chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ vốn được quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 thì mới cần xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy phép đầu tư nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở chính. Sau khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp thì chủ đầu tư cần tiến hành thủ tục khắc dấu, kê khai thuế ban đầu.
6.2 Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư
Đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư thì thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đơn giản hơn, gồm bước 2 và 3 như trên mà không cần thực hiện bước 1.
7. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Hiện tại có 2 cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đó là: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Tuỳ vào địa điểm thực hiện dự án mà nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở một trong hai cơ quan này.
8. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ UY TÍN, NHANH CHÓNG CỦA CÔNG TY TASLAW
Công ty TASLAW với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện các thủ tục về điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và các dịch vụ liên quan tốt nhất. Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.

Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Lô 04 BT 4-3 Khu Nhà ở Trung Văn, Vinaconex 3, Tổ Dân phố 17, phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com.
Website: https://taslaw.vn.