Đăng ký sáng chế là việc quan trọng để xác lập quyền sở hữu với giải pháp kỹ thuật của mình, đồng thời, tạo ra tấm khiên pháp lý bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Vậy làm cách nào để đăng ký sáng chế, liệu mọi giải pháp kỹ thuật đều được bảo hộ dưới dạng sáng chế? TasLaw xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: Quy Trình Đăng Ký Sáng Chế Theo Quy Định Pháp Luật Mới Nhất.
1. Sáng chế là gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019, 2022, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
2. Vì sao cần đăng ký bằng sáng chế
Căn cứ Điều 6 khoản 3 điểm a Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019, 2022 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Do đó, chủ thể muốn được pháp luật bảo hộ quyền của mình thì cần đăng ký bằng sáng chế.
3. Bằng sáng chế là tài sản gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả… Như vậy, bằng sáng chế được xác định là tài sản cố định vô hình.
4. Đối tượng được quyền đăng ký bằng sáng chế
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên sẽ được cấp bằng sáng chế nếu đáp ứng quy định tại điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019, 2022. Trừ các trường hợp tại điều 59 thì không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
-
Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
-
Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
-
Cách thức thể hiện thông tin;
-
Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
-
Giống thực vật, giống động vật;
-
Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
-
Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
5. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế
Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế quy định tại điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019, 2022 như sau: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới (Có tính mới (tính mới được hiểu là mới so với các kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới và mới so với chính nó, do đó, sáng chế trước khi muốn nộp đơn cấp bằng bảo hộ phải chưa được bộc lộ không sẽ bởi mất tính mới bởi chính nó); Có trình độ sáng tạo (Tính sáng tạo được hiểu là không hiển nhiên hay được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.); Có khả năng áp dụng công nghiệp (Có khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu là có thể áp dụng hoặc đưa vào sản xuất hàng loạt.).
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
6. Thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định
Thủ tục đăng ký, trình tự được cụ thể hóa quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Trong bài viết, chúng tôi sẽ tóm gọn một số bước như sau: Tra cứu sáng chế - Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế - Nộp đơn đăng ký sáng chế - Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế - Công bố đơn đăng ký sáng chế - Yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế - Thẩm định nội dung đơn sáng chế (đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ) - Yêu cầu nộp lệ phí - Nộp lệ phí - Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế - Đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ - Nộp phí duy trì hiệu lực sáng chế hàng năm và gia hạn thời hạn bảo hộ.
7. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao gồm:
-
Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ). Vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Việt An để được cung cấp mẫu tờ khai theo quy định.
-
Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Công ty luật Việt An);
-
Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt;
-
Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
-
Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
-
Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… Đối với trường hợp này, có thể bổ sung bản gốc của Giấy Uỷ Quyền trong thời hạn là 34 tháng tính từ ngày ưu tiên. Các thông tin cần cung cấp:
-
Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
-
Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của tác giả sáng chế/giải pháp hữu ích;
-
Tên của sáng chế/giải pháp hữu ích;
-
Số đơn ưu tiên, ngày ưu tiên và nước ưu tiên của đơn (trong trường hợp đơn có xin hưởng quyền ưu tiên);
-
Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).
8. Nơi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Chủ đơn tiến hành đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ theo địa chỉ:
-
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
-
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
9. Thời hạn bảo hộ sáng chế như thế nào?
Thời hạn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam là 20 năm với điều kiện được gia hạn hiệu lực theo đúng quy định. Ngoài ra, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. Như vậy, một sáng chế có thể được bảo hộ tối đa tại Việt Nam là 30 năm.
10. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Theo quy định pháp luật Việt Nam, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Quyền ưu tiên trong đăng ký sáng chế ảnh hưởng đến việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký sáng chế của chủ thể khác. Trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019, 2022.
11. Tư vấn đăng ký sáng chế nhanh chóng tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ đăng ký sáng chế một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
- Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của chủ thể khi nộp đơn đăng ký sáng chế
- Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng
- Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: taslawcompany@gmail.com
Website: https://taslaw.vn