Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng thị trường đến các vùng, khu vực, lãnh thổ khác. Để đảm bảo việc kinh doanh thuận lợi ở thị trường nước ngoài, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, đáp ứng các điều kiện về kinh doanh, hiểu về văn hóa, thị trường,… thì một trong những công việc quan trọng là thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại các quốc gia đang và chuẩn bị đầu tư, kinh doanh. Bài viết dưới đây, TASLAW xin giới thiệu tới các bạn về vấn đề Đăng Ký Thương Hiệu Ở Nước Ngoài.
1. Vì sao nên đăng ký thương hiệu ở nước ngoài
Bảo hộ thương hiệu là một thủ tục đặc thù mang tính lãnh thổ. Khi bạn đăng ký và được bảo hộ độc quyền thương hiệu tại quốc gia nào thì thương hiệu của bạn chỉ có hiệu lực độc quyền tại quốc gia đó, không đương nhiên độc quyền tại các quốc gia khác. Do đó, nếu bạn muốn bảo hộ thương hiệu ở quốc gia nào thì phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tại quốc gia đó.
Khi thực hiện xong việc đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu tại các quốc gia mà bạn muốn, thì chỉ mình bạn được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, và bạn có quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu tương tự, nhầm lẫn với thương hiệu của bạn trong phạm vi các quốc gia đó.
2. Những hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
Việc đăng ký một nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài là tương đối phức tạp. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ sở hữu nên lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp trong các hình thức sau đây:
2.1. Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống Madrid tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cá nhân, tổ chức của Việt Nam muốn nhãn hiệu được bảo vệ toàn cầu thì có thể nộp đơn đăng ký bản quyền quốc tế theo nghị định thư Madrid để được bảo hộ thương hiệu quốc tế .
Để được đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid thì bạn cần có giấy chứng nhận được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
2.2. Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia mà bạn đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của quốc gia đó. Lúc này thủ tục và thời gian xem xét đơn sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ của từng quốc gia.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài thì trường hợp này bạn nên sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại nước đó. Hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.
3. Hồ sơ đăng ký thương hiệu ở nước ngoài gồm những gì?
Nếu bạn đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid thì cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
-
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (được viết bằng tiếng Pháp). Lưu ý: Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ
-
Mẫu nhãn hiệu
-
Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký
-
Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam
-
Giấy uỷ quyền (nếu sử dụng dịch vụ)
-
Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
Nếu bạn chọn một quốc gia nước ngoài để đăng ký nhãn hiệu thì tùy thuộc vào pháp luật sở hữu trí tuệ nước đó quy định những hồ sơ cần thiết khi nộp đơn.
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thủ tục không bắt buộc) Để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu
Bước 5: Nhận kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
5. Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài bao nhiêu?
Theo thông tin được nêu tại Mục 4, phí đăng ký phụ thuộc vào cách thức đăng ký mà bạn lựa chọn. Về cơ bản, phí đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
-
Số lượng thương hiệu đăng ký
-
Số lượng sản phẩm, dịch vụ đăng ký
-
Số lượng quốc gia yêu cầu bảo hộ
-
Màu sắc thương hiệu của bạn là trắng đen hay có màu.
Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp tại các quốc gia, bạn sẽ nộp phí theo quy định của quốc gia đó.
Đối với trường hợp bạn đăng ký theo Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid, bạn cần nộp 2 khoản phí:
-
Một là, phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp đơn đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ;
-
Hai là, phí nộp cho Cơ quan WIPO, bạn có thể tự kiểm tra phí, lệ phí theo đường link: https://madrid.wipo.int/feecalcapp/
6. Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài
Nguyên tắc cơ bản khi đăng ký nhãn hiệu đang được áp dụng phần lớn các quốc gia đó là nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”, nghĩa là ai nộp đơn đăng ký trước thì được xem xét bảo hộ trước. Tuy nhiên, có một số ít quốc gia như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Singapore… có quy định đặc thù, họ áp dụng nguyên tắc “sử dụng trước”, nghĩa là người nào chứng minh được mình đã sử dụng thương hiệu đó tại lãnh thổ quốc gia đăng ký trước thì người đó có quyền đăng ký và được xem xét bảo hộ trước.
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu là một thủ tục đặc thù mang tính quốc gia, nên khi đăng ký, bạn cần đáp ứng nhiều điều kiện mà pháp luật tại các quốc gia đó quy định. Quan trọng nhất là thương hiệu bạn đăng ký không được tương tự gây nhầm lẫn với bất kỳ Thương hiệu nào của người khác đã nộp đơn trước hoặc đã sử dụng trước (xét về phát âm, cấu trúc, ý nghĩa, hình thức thể hiện) trong phạm vi quốc gia đó.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài, bạn cần phải chỉ định rõ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà bạn muốn được bảo hộ.
Tùy vào cách thức đăng ký mà ngôn ngữ sử dụng trong bộ hồ sơ là khác nhau (Trường hợp nộp đơn thông qua Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid thì ngôn ngữ là tiếng Pháp).
Thời gian để các quốc gia xem xét bảo hộ thương hiệu cho bạn thường kéo dài khá lâu, tối thiểu là 12 tháng. Và trong suốt thời gian này, bạn phải theo dõi các thông báo của Cơ quan WIPO, nếu không, việc nộp đơn đăng ký sẽ không mang lại kết quả gì.
7. Tư vấn đăng ký thương hiệu ở nước ngoài tại TasLaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn các thủ tục, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện Việc Đăng Ký Thương Hiệu Ở Nước Ngoài theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn