Không phải ai cũng có khả năng, chuyên môn để có thể quản lý, vận hành một đội ngũ hoặc một tổ chức tốt, điều đó cũng đã tạo nên những vị trí trong công ty để mỗi người đảm đương lĩnh vực mình tốt nhất. Trong hoạt động quản lý cũng vậy, chủ đầu tư khách sạn nhưng chưa chắc họ đã có những tố chất phù hợp cho việc quản lý, phát triển khách sạn. Vậy khi đó, họ cần làm gì? Taslaw sẽ đưa ra câu trả lời qua bài viết: Hợp Đồng Quản Lý Khách Sạn - HMA Theo Quy Định Hiện Hành.
1. Hợp đồng quản lý khách sạn là gì?
Hợp đồng quản lý khách sạn là văn bản giữa các bên chủ thể, nhằm ghi nhận lại thỏa thuận, nội dung làm việc đã thống nhất. Thỏa thuận giữa bên có khả năng phù hợp, kinh nghiệm trong lĩnh vực có thể giúp cho khách sạn đạt được những chỉ tiêu, nguyện vọng nhất định và một bên là khách sạn mong muốn được cải thiện, nâng cao thu nhập. Hợp đồng bao gồm rất nhiều điều khoản thỏa thuận xoay quanh mọi khía cạnh kinh doanh, phát triển của khách sạn.
2. Khi nào thì ký kết hợp đồng quản lý khách sạn
Hợp đồng được ký kết khi bên chủ đầu tư khách sạn không thể trực tiếp quản lý khách sạn hoặc việc quản lý không hiệu quả, không đem lại doanh thu mong muốn, chủ đầu tư muốn tìm chủ thể khác thay mình quản lý đầu tư kinh doanh, phát triển khách sạn.
3. Những nội dung cần có trong hợp đồng dịch vụ quản lý khách sạn
Ngoài những nội dung cơ bản trong hợp đồng như quyền nghĩa vụ các bên, phạt vi phạm… thì hợp đồng quản lý khách sạn cần có điều khoản như sau:
-
Các định nghĩa và giải thích
-
Bổ nhiệm Nhà Quản Lý
-
Thời hạn quản lý khách sạn
-
Trách nhiệm của Nhà Quản Lý, chủ đầu tư: Nghĩa vụ chung, Ngân sách, Nhân sự, Sổ sách, Khách thuê mặt bằng và khách lưu trú, Bảo trì, bảo dưỡng, Các dịch vụ và mua sắm, Dịch vụ của tập đoàn, Giấy phép, Tuân thủ luật pháp, Thanh toán các loại thuế, Giao dịch với công ty liên kết, Các dịch vụ bổ sung, Thông báo cho chủ sở hữu, Cam kết và đảm bảo của Nhà Quản Lý
-
Chi phí vận hành khách sạn: Chi phí vận hành khách sạn, Chi phí hoàn lại cho nhà quản lý, Chi phí nhà quản lý tự chi trả
-
Vốn hoạt động và tài khoản ngân hàng: Tài khoản hoạt động khách sạn, Vốn lưu động/hoạt động, Vốn dự phòng, Quỹ dự phòng
-
Sổ sách, chứng từ, kế toán: Sổ sách, chứng từ, kế toán, Báo cáo định kỳ, Cáo bạch hàng năm
-
Phí quản lý và thanh toán cho Nhà Quản Lý: Phí quản lý cơ sở/cơ bản, Phí thưởng, Thanh toán cho nhà quản lý, Các chỉ tiêu đánh giá, Góp vốn của nhà quản lý; Bảo hiểm; Sử dụng nhãn hiệu/thương hiệu; Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp khách sạn; Chấm dứt hợp đồng; Thông báo; Giải quyết tranh chấp; Thông tin bảo mật
-
Các quy định chung: Không cạnh tranh, Quyền kiểm tra của Chủ Sở Hữu, Hiệu lực từng phần, Quyền của bên thứ ba, Từ bỏ, Điều khoản toàn bộ, Giải thích, Luật áp dụng, Giới hạn trách nhiệm của Chủ Sở Hữu
-
Vận hành khách sạn
-
Các phụ lục khác liên quan
4. Mẫu hợp đồng quản lý khách sạn mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ KHÁCH SẠN
Số: …/HĐQL
-
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
-
Căn cứ Luật thương mại 2005;
-
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:
Bên A:
CÔNG TY…………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:……………………………………………………………
Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………
Tel: ………………………………………………………………………………………………………
Fax: ………………………………………………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: Ông/bà……………………………………………………………………
Chức vụ:……………………………………………………………………………………
CMND số:……………………………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:…………………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………………………………………………………
Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm …
Bên B:
CÔNG TY…………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:……………………………………………………………
Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………
Tel: ………………………………………………………………………………………………………
Fax: ………………………………………………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: Ông/bà……………………………………………………………………
Chức vụ:……………………………………………………………………………………
CMND số:……………………………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:…………………………
Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………………………………………………………
Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm …
Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Công việc quản lý
Bên A đồng ý thuê bên B đảm nhiệm toàn bộ công việc quản lý, vận hành khách sạn … thuộc sở hữu của bên A.
1.1. Thông tin về khách sạn:
– Chủ sở hữu:
– Hoạt động theo GCN đăng ký doanh nghiệp số…
– Địa chỉ:
– Hạng cơ sở lưu trú:
1.2. Chi tiết nội dung công việc:
– Kiểm soát chất lượng hệ thống sản phẩm, dịch vụ cung ứng đến khách hàng;
– Thiết lập, duy trì và bảo đảm việc vận hành có hiệu quả của mọi bộ phận trong khách sạn;
– Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và quản lý nguồn nhân lực;
– Triển khai sửa chữa, cải tạo, nâng cấp định kỳ khách sạn;
– Quản lý ngân sách, sổ sách, chứng từ, kế toán và tiến hành báo cáo kết quả hoạt động theo quý;
– Lập báo cáo định kỳ về kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh;
– Đại điện truyền thông của khách sạn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phát ngôn trước các cơ quan báo chí, truyền thông.
Điều 2. Thời hạn quản lý
2.1. Bên A thuê bên B thực hiện công việc quản lý, vận hành khách sạn … trong vòng 03 (ba) năm liên tục, kể từ ngày …/…/… đến hết ngày …/…/…
2.2. Nếu hết hạn hợp đồng theo Điều 2.1 mà các bên vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng được tự động gia hạn thêm 05 (năm) năm, kể từ ngày …/…/…
Điều 3. Thù lao quản lý và phương thức thanh toán
3.1. Mức thù lao: …………………VNĐ/năm (Bằng chữ: ……………… đồng)
3.2. Bên A thanh toán thù lao cho bên B làm 2 đợt/năm:
3.2.1. Đợt 1: thanh toán 30% mức thù lao, tương đương với ……………… VNĐ (Bằng chữ: ………………….. đồng) vào tháng kinh doanh đầu tiên trong năm sau khi nhận được báo cáo kế hoạch kinh doanh quý 1 của bên B, từ ngày …/… đến ngày …/…
3.2.2. Đợt 2: thanh toán 70% mức thù lao, tương đương với ……………… VNĐ (Bằng chữ: …………………….. đồng) vào tháng kinh doanh cuối cùng trong năm sau khi nhận được báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 của bên B, từ ngày …/… đến ngày …/…
3.3. Trường hợp doanh thu trong năm tăng từ 30% trở lên thì bên B được hưởng mức hoa hồng là 10% doanh thu. Trường hợp doanh thu trong năm giảm từ 20% trở lên trong vòng 03 tháng liên tục thì các bên tiến hành họp mặt để điều chỉnh chiến lược quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bên B phải giảm mức thù lao theo mức giảm được thỏa thuận giữa các bên tại cuộc họp.
3.4. Bên A thực hiện thanh toán thù lao bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản sau của bên B:
Chủ tài khoản: …
Số tài khoản: …
Ngân hàng: …
Chi nhánh: …
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A
4.1. Yêu cầu bên B triển khai công tác quản lý theo sát chiến dịch kinh doanh của bên A;
4.2. Yêu cầu bên B thông báo, cập nhật thông tin về đội ngũ nhân sự do bên B phân công, chỉ định quản lý khách sạn;
4.3. Yêu cầu bên B đệ trình báo cáo kế hoạch và kết quả quản lý kinh doanh hàng quý;
4.4. Kiểm tra đột xuất hoạt động quản lý và vận hành khách sạn;
4.5. Thanh toán thù lao quản lý đầy đủ, đúng hạn;
4.6. Chịu mọi chi phí quản lý và vận hành khách sạn, trừ khoản chi phí phát sinh do lỗi của bên B;
4.7. Chịu trách nhiệm liên đới trước khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B
5.1. Toàn quyền quyết định kế hoạch, phương án quản lý và vận hành khách sạn;
5.2. Toàn quyền quyết định việc phân bổ và điều hành đội ngũ nhân sự trong quản lý và vận hành khách sạn;
5.3. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng và bên A về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng.
5.4. Được thanh toán thù lao và các khoản chi phí quản lý phát sinh đầy đủ, đúng hạn;
5.5. Yêu cầu bên A thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất trong khách sạn;
5.6. Được hưởng % hoa hồng theo doanh thu.
Điều 6. Phạt vi phạm
6.1. Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:
Phạt vi phạm nghĩa vụ quản lý: … đồng
Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao: … đồng
Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng
Phạt vi phạm cam kết bảo mật: … đồng
Điều 7. Cam kết bảo mật
Các bên tuyệt đối không tự ý khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu được xem là bí mật kinh doanh của đối tác và bí mật đời tư của khách hàng cho bên thứ ba. Trường hợp vi phạm cam kết bảo mật, bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại, được thanh toán tiền phạt vi phạm và có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.
– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Điều 9. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng hết hạn mà không được gia hạn;
– Các bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
– Xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến một trong các bên không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng;
– Một trong các bên bị giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Điều 10. Hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng có hiệu lực 03 (ba) năm, kể từ ngày ký.
– Hợp đồng gồm 05 (năm) trang, được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.
– Các Phụ lục và sửa đổi, bổ sung (nếu có) đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)
|
5. Rủi ro pháp lý trong giao kết và thực hiện hợp đồng quản lý khách sạn
Bên được thuê sẽ có quyền quản lý khách sạn nên những vấn đề quan trọng liên quan đối tác, phương hướng kinh doanh, phát triển sẽ thuộc về bên được thuê quản lý. Tuy nhiên, nếu họ làm không tốt có thể ảnh hưởng uy tín, độ nhận diện của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh với sự hoạt động của khách sạn. Rủi ro lúc này thuộc về bên sử hữu khách sạn.
6. Sở hữu thương hiệu và nhượng quyền trong hợp đồng quản lý khách sạn
Liên quan vấn đề sở hữu thương hiệu và nhượng quyền trong hợp đồng quản lý khách sạn, thực tế, mô hình này sẽ phát sinh thêm các vấn đề liên quan như quyền quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh. Đây là một vấn đề nhạy cảm của thương hiệu khách sạn đó, có thể gây ra cái nhìn không mấy thiện cảm của khách hàng, đối tác kinh doanh nếu việc quản lý hoạt động kém dẫn tới sự phá sản của một đơn vị gây ảnh hưởng cho toàn bộ cơ sở khác cùng hệ thống.
7. Tư vấn hợp đồng quản lý vận hành khách sạn tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng quản lý vận hành khách sạn một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng quản lý vận hành khách sạn
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm thông tin chi tiết về dịch vụ xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn