Ngày nay, dịch vụ vệ sinh đang trở nên phát triển trước nhu cầu sử dụng dịch vụ của con người. Việc thuê dịch vụ vệ sinh giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm thời gian của mình, song, hiệu quả nhận được cũng rất khả quan, không gian trở nên sạch sẽ mà khách hàng không cần tốn công sức. Để quý bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng thuê này, TasLaw xin gửi bài viết: Hợp Đồng Thuê Tạp Vụ Thông Dụng Theo Quy Định Hiện Nay.
1. Hợp đồng thuê tạp vụ là gì?
Tạp vụ là một thuật ngữ chỉ nhân viên làm công tác vệ sinh. Trước nhu cầu dọn dẹp không gian phòng ốc, những công ty không có nhân viên vệ sinh cố định sẽ cần sử dụng dịch vụ tạp vụ để đảm bảo phòng ốc luôn sạch sẽ. Các bên có thể ký hợp đồng dài hạn, thực hiện thường xuyên, nhiều lần hoặc cũng có thể là hợp đồng mang tính chất tạm thời chỉ kéo dài trong vài tiếng.
Theo đó, hợp đồng thuê tạp vụ là sự thỏa thuận của các bên về quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được mục đích của các bên: bên thuê dịch vụ có được không gian sạch sẽ còn bên cung cấp dịch vụ được hưởng khoản thù lao theo thỏa thuận. Hợp đồng này thường được sử dụng ở những công ty lớn, tập đoàn lớn hay cũng có thể là hộ gia đình có nhu cầu dọn dẹp với diện tích lớn hoặc không gian vừa và nhỏ nhưng không có thời gian, nhân lực, vật lực để thực hiện.
2. Mục đích của hợp đồng thuê tạp vụ
Lợi ích của việc thuê tạp là việc bên thuê dịch vụ không cần bỏ thời gian nhưng vẫn có được không gian sạch sẽ. Đồng thời, bên cung cấp sẽ có đủ nhân lực, vật lực, thiết bị làm vệ sinh chuyên dụng để có thể vệ sinh mà không làm hư hại tới đồ vật. Tuy nhiên, khi giao kết hợp đồng, các bên cũng cần thỏa thuận về nội dung công việc, liệt kê danh mục hóa chất, công cụ đi kèm, bao gồm cả số lượng, chủng loại; chi phí phát sinh khác nếu phát sinh yêu cầu làm vệ sinh (khác với nội dung giao kết ban đầu)
Hợp đồng này là cơ sở pháp lý giúp bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như là công cụ bảo vệ pháp lý khi một trong hai bên có vi phạm hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng thuê tạp vụ thông dụng nhất
Mẫu hợp đồng thuê tạp vụ xác định chủ thể thuê có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong bài viết của mình, TasLaw xin gửi tới quý bạn mẫu hợp đồng thuê tạp vụ mà bên thuê là tổ chức.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm ……
HỢP ĐỒNG THUÊ TẠP VỤ
Số: …../HĐTTV
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Căn cứ: Bộ luật lao động 45/2019/QH14;
– Căn cứ: Luật bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13;
– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày …. tháng … năm ……, tại địa chỉ……………………………………………, chúng tôi bao gồm:
BÊN A ( BÊN THUÊ):
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Email:……………………………………………………………………………………………
Số điện thoại liên lạc: …………………………………………Fax:……………………………
Đại diện: ………………………………………… Theo căn cứ: …………………………………………
Chức danh:……………………………………………………………………………………
BÊN B ( BÊN ĐƯỢC THUÊ):……………………………………………………………………………………
Ông/ bà:……………………………………………………………………………………
CMND/CCCD: ………………………… Nơi cấp: ……………………Ngày cấp:……………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………
Email:……………………………………………………………………………………
Số điện thoại liên lạc:……………………………………………………………………………………
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …../HĐTTV với những nội dung sau đây:
Điều 1: Mô tả công việc và trách nhiệm
Bên A thuê bên B làm tạp vụ bếp tại công ty với những nội dung công việc như sau:
1. Quản lý bếp và dụng cụ nhà hàng
2. Vệ sinh cơ sở vật chất, dụng cụ nhà hàng, bếp và sắp xếp vào kho theo yêu cầu của Trưởng ban tạp vụ
3. Vệ sinh, tẩy rửa các thiết bị, dụng cụ phục vụ của nhà hàng, bếp
4. Giữ gìn vệ sinh nhà bếp, kho sạch sẽ, vệ sinh đúng quy định của nhà hàng
5. Các yêu cầu khác theo yêu cầu của nhà hàng
Điều 2: Chế độ làm việc
1. Thời gian làm việc: Bắt đầu từ ngày 25/07/2020 đến ngày 25/07/2022
2. Thời gian làm việc trong tuần: Từ ngày thứ 2 đến sáng ngày thứ 7
– Buổi sáng : 8h00 – 12h00
– Buổi chiều: 13h30 – 17h30
– Sáng ngày thứ 7: Làm việc từ 08h00 đến 12h00
3. Thời gian làm thêm giờ: số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng; không quá 200 giờ trong 01 năm.
Điều 3: Tiền lương và phương thức thanh toán
1. Lương cơ bản, phụ cấp và làm thêm giờ
1.1. Mức lương cơ bản: 4.000.000 đồng/tháng.
1.2. Mức lương phụ cấp : Theo quy định của công ty.
– Ăn trưa: 1.000.000 đồng/ tháng
– Xăng xe: 500.000 đồng/tháng
1.3. Tiền lương làm thêm giờ: được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%,
2. Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt Việt Nam đồng.
3. Kỳ hạn trả lương
3.1. Kỳ hạn trả lương: Tiền lương được trả mỗi tháng một lần. Tiền lương được công ty trả trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động trong tháng đó. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.
3.2.Thời điểm trả lương: Ngày 10 hàng tháng. Trường hợp thời điểm trả lương trùng ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định thì được trả vào ngày làm việc tiếp theo.
Điều 4. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên A
1. Nghĩa vụ
1.1.Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết như trang bị lao động, trang bị bảo hộ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.
1.2. Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động.
2. Quyền hạn
2.1. Quản lý, điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng
2.2. Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.
2.3 Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.
2.4. Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền lợi của Bên B
1. Nghĩa vụ
1.1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại Hợp Đồng này và theo quy định của Luật Lao động
1.2. Tuân thủ các quy định về an toàn cơ sở, an toàn lao động, an toàn và vệ sinh thực phẩm
1.3. Cập nhật các kiến thức mới và cải tiến các thao tác trong nghiệp vụ
2. Quyền lợi
2.1. Được cung cấp các phương tiện, trang bị cần thiết để bên B có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất
2.2. Được thanh toán lương và các khoản thưởng theo thoả thuận tại Hợp Đồng này.
2.3 Có quyền tạm hoãn, hủy bỏ hợp đồng nếu xảy ra thiệt hại hoặc theo quy định của pháp luật.
2.4. Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu xảy ra vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.
Điều 6: Nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ bệnh
1. Bên B sẽ được 12 ngày nghỉ phép được trả lương cho mỗi năm làm việc tại Công ty.
2. Ngoài những ngày nghỉ chung, Bên B có quyền nghỉ các ngày lễ theo luật Lao động. Nếu ngày lễ rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, thì Bên B được quyền nghỉ bù tiếp những ngày sau đó.
3. Khi được sự chấp thuận của Công ty, Bên B có quyền nhận tiền thanh toán cho các ngày nghỉ phép chưa thực hiện trong năm. Trong trường hợp Bên B nghỉ quá số ngày nghỉ được phép, khi chấm dứt Hợp đồng này, Công ty sẽ khấu trừ số tiền của những ngày nghỉ vượt quá vào số tiền thanh toán cho việc thanh lý Hợp đồng với Bên B.
4. Trường hợp nghỉ do ốm đau, bệnh, nếu số ngày nghỉ của Bên B kéo dài đến 07 ngày, bên B phải thông báo kịp thời cho Công ty.
Điều 7: Bảo hiểm
Việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Hai bên sẽ thực hiện đúng các quy định của Pháp luật hiện hành, cụ thể:
1. Công ty sẽ phải trích một khoản tiền bằng 18% tiền lương chính của Bên B để đóng các loại bảo hiểm cho bên B, cụ thể: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Bên B phải trích một khoản tiền tương đương với 8% tiền lương của mình để đóng các loại bảo hiểm.
Điều 8: Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên;
– Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ……. ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
Điều 9: Sự kiện khách quan và bất khả kháng
1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng 01 tháng kể từ ngày được biết về sự kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuận về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
-…
Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên
3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 10: Sa thải
Công ty có quyền sa thải Bên B trong các trường hợp sau:
1. Bên B có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty;
2. Bên B tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc …. ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Điều 11: Sửa đổi
Mọi sửa đổi, bổ sung liên quan đến Hợp Đồng này đều phải được lập bằng văn bản dựa trên sự thỏa thuận và được ký bởi Công ty và Bên B.
Điều 12: Hiệu lực hợp đồng
1.Thời hạn của Hợp đồng này là ….năm, có hiệu lực từ ngày ….tháng ….năm …… đến ngày ….tháng ….năm ……. Sau thời hạn trên các bên có thể ký tiếp Hợp đồng này. Công ty sẽ thông báo cho Bên B về việc gia hạn Hợp đồng trước ba tháng trước khi Hợp đồng này kết thúc, theo đó, nếu chấp thuận Bên B sẽ có xác nhận phản hồi lên văn bản thông báo đó;
2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thỏa thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 13: Luật áp dụng và cơ quan tài phán
1. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2. Những vấn đề khác liên quan đến Bên B nhưng không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng theo các nội quy, chính sách của Công ty
3. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
Điều 14: Điều khoản cuối cùng
1. Hợp đồng Lao động này được ký kết tại …………………………………………….., vào ngày ….tháng …. năm …..
2. Hợp đồng được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày ….tháng…. năm …… Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm ….
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
|
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)
|
4.Tư vấn hợp đồng thuê tạp vụ mới nhất tại TasLaw
Đặt uy tín và quyền lợi của Quý khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, Taslaw tự tin cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết và cùng quý khách hàng hoàn thiện hợp đồng thuê tạp vụ theo tháng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua những dịch vụ sau:
-
Tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên khi xác lập hợp đồng thuê tạp vụ theo tháng
-
Soạn thảo hợp đồng giúp quý khách hàng, cụ thể hóa yêu cầu của khách hàng vào hợp đồng
-
Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình làm thủ tục, chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH T.A.S
Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0944 993 480
Email: [email protected]
Website: https://taslaw.vn