Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là hai khái niệm quan trọng trong kinh doanh và tài chính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Bài viết dưới đây, TASLAW sẽ giúp bạn phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu một cách dễ dàng.
1. Vốn điều lệ là gì?
Theo quy định tại khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần hoặc công ty cổ phần tư nhân.
Vốn điều lệ được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và là một trong những yếu tố quyết định đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan đến công ty. Vốn điều lệ cũng là cơ sở để tính toán tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên hoặc cổ đông trong công ty.
2. Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ.
Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài, là cơ sở để định giá cho giá trị của doanh nghiệp. Tất cả thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như nhau trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, mức lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
3. Đặc điểm của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ được xem như là một loại tài sản của doanh nghiệp. Do đó, nó cũng được xem là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản.
Vốn chủ sở hữu là do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả của hoạt động kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
4. Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?
Tiêu chí
|
Vốn điều lệ
|
Vốn chủ sở hữu
|
Bản chất
|
Là khoản tài sản mà những chủ thể góp vốn vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó.
|
Là khoản tài sản đóng góp của những chủ thể đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được.
|
Chủ sở hữu
|
Thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp của doanh nghiệp.
|
Có thể là Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn. Các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu cũng được xem là chủ sở hữu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu.
|
Cơ chế hình thành
|
Được hình thành dựa trên giá trị số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong khoảng thời gian xác định và được ghi vào điều lệ công ty.
|
Vốn chủ sở hữu có thể được thành lập do nhà nước cấp, do vốn góp cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc doanh nghiệp bỏ ra.
|
Ý nghĩa
|
Vốn điều lệ là sự cam kết về trách nhiệm đảm bảo vật chất cho các thành viên với khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, nó cũng là vốn đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận hay những rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
|
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu, tình trạng tăng/giảm các loại nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
|
5. Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vốn điều lệ là một phần của vốn chủ sở hữu, là số tiền mà các chủ sở hữu đã góp vào doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu còn bao gồm cả các khoản khác như lợi nhuận chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, dự phòng…
Vốn điều lệ tăng có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu cũng có thể tăng do việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc tăng giá trị thị trường của cổ phiếu.
Ngược lại, vốn điều lệ giảm có thể do việc giảm số lượng cổ phiếu hoặc giảm giá trị định giá của cổ phiếu. Vốn chủ sở hữu cũng có thể giảm do việc trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu quỹ, ghi nhận lỗ hoặc dự phòng.
6. Tư vấn vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tại Taslaw
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định cho khách hàng, Taslaw tự tin vào chất lượng dịch vụ và chuyên môn của đội ngũ, nhân viên. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng hoàn thiện hợp đồng và tư vấn các loại thủ tục theo yêu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S